CHARLIE MUNGER - THIÊN TÀI ĐẦU TƯ, CỘNG SỰ HOÀN HẢO CỦA WARREN BUFFETT

05/12/2023

5,379 lượt đọc

CHARLIE MUNGER - THIÊN TÀI ĐẦU TƯ, CỘNG SỰ HOÀN HẢO CỦA WARREN BUFFETT


Ngày 29/11/2023 vừa qua, tờ The Washington Post đưa tin tỷ phú Charlie Munger, Phó chủ tịch Tập đoàn Berkshire Hathaway, "cánh tay phải" của ông Warren Buffett và là người bạn hơn 6 thập niên, đã qua đời tại California (Mỹ), thọ 99 tuổi.


Đa số những bạn trẻ đều biết tới Warren Buffett, nhưng ít ai biết rằng hầu hết những thương vụ đầu tư thành công của ông trong vòng gần nửa thế kỷ trở lại đây đều có bóng dáng của Charlie Munger. 


Trong giới tài chính của nước Mỹ, Charlie Munger là một hiện tượng đầy bí ẩn. Ông là bạn đồng hương, là người bạn thân và cũng là cánh tay đắc lực của Warren Buffett. Warren Buffett từng nói: "Công trình kiến trúc to lớn nhất trong cuộc đời Charlie chính là thiết kế ra một Berkshire của ngày hôm nay. Kế hoạch mà ông gửi tới tôi rất đơn giản: hãy thôi quan tâm đến chuyện làm thế nào để mua được những doanh nghiệp tầm trung với mức giá rất hời, thay vào đó, hãy mua một doanh nghiệp tốt với giá hợp lý...."


Làm thế nào mà Charlie – người từng được đào tạo để trở thành một nhà khí tượng học lại trở thành một Charlie Munger - Nhà đầu tư thông minh trên thị trường chứng khoán, cánh tay phải đắc lực của Warren Buffett?


Charlie Munger là ai?

Charlie là “đồng hương” của Buffett, ông sinh năm 1924 tại Omaha, Nebraska. Tài phiệt Bernard Baruch khi ấy được coi là ông hoàng Phố Wall. Chứng khoán trở thành chủ đề nóng khi người người nhà nhà đổ xô vào nó. Cha của Charlie là một trong những luật sư hàng đầu về lĩnh vực thương mại tại Omaha, danh sách khách hàng của ông bao gồm rất nhiều doanh nhân thuộc tầng lớp giàu có trong bang. Charlie đã dành phần lớn thời niên thiếu của mình để đọc sách trong khi các bạn đồng trang lứa chỉ bị cuốn hút bởi những trò chơi điện tử.


Thời niên thiếu của Charlie Munger

Warren Buffett và Charlie quen học cùng một khối trong cùng một trường trung học dù hơn kém nhau 7 tuổi. Thực ra, một trong những công việc đầu tiên mà Charlie từng làm chính là làm thuê cho ông của Warren tại tiệm tạp hóa Buffett trong khu phố, cửa tiệm ấy nay vẫn nằm nguyên vẹn giữa lòng Dundee cổ kính. Tiệm tạp hóa Buffett chính là nơi giúp Charlie đặt bước chân đầu tiên vào thế giới kinh doanh. Ông học được cách kiểm kê, sắp xếp kệ hàng, làm hài lòng các “thượng đế", tầm quan trọng của việc đi làm đúng giờ, làm thế nào để hòa hợp với đồng nghiệp khi giải quyết các công việc chung, và dĩ nhiên cả cách để vận hành máy tính tiền.


Sau khi tốt nghiệp trung học, chàng trai 17 tuổi Charlie theo đuổi con đường nghiên cứu toán học tại Đại học Michigan. Tuy nhiên, chỉ sau một năm kể từ trận Trân Châu Cảng, Charlie, nay đã 19 tuổi, quyết định rời bỏ học đại học để tham gia Không quân Hoa Kỳ. Được gửi đến Caltech ở Pasadena, California, Charlie chưa lâu đã chuyển hướng sự quan tâm của mình từ toán học sang nghiên cứu khí tượng.



Khi cậu thiếu niên Warren Buffett còn đang bận rộn với tỷ lệ và xác suất tại trường đua ngựa Ak-Sar-Ben-noi cách chỗ cậu chỉ vài phút đạp xe thì Charlie Munger đã tìm hiểu về một kỹ thuật đầu tư quan trọng trong khi chơi poker với những người bạn đồng ngũ của mình. Đó là nơi ông học được cách buông tay khi tỷ lệ thắng cược không cao và cược thật nhiều khi tỷ lệ này khả quan. Chiến lược này sau này được ông áp dụng vào lĩnh vực đầu tư, thể hiện sự thông minh và sáng tạo của Charlie ngay từ thời trẻ.


Sau chiến tranh, Charlie Munger đã hoàn thành xuất sắc việc học tập, tốt nghiệp loại ưu ngành luật tại Harvard và rời trường năm 1948.


Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào một cậu bé theo đuổi ngành luật và chưa từng tham gia bất kì khóa học nào ở đại học về kinh tế, tiếp thị, tài chính hoặc kế toán - lại trở thành một trong những doanh nhân vĩ đại nhất, một nhà đầu tư thiên tài của thế kỷ 20 và thế kỷ 21?


Con đường sự nghiệp

Charlie Munger rời khỏi giảng đường đại học và bắt đầu hành trình sự nghiệp ấn tượng tại Los Angeles, tham gia một công ty luật uy tín. Qua giải quyết các vấn đề phức tạp của Twentieth Century-Fox, khai thác mỏ ở sa mạc Mojave và giao dịch bất động sản, ông tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm xoay quanh những lĩnh vực này.


Cũng chính trong khoảng thời gian này, Charlie nhận ra rằng nếu chỉ tiếp tục theo đuổi ngành luật, ông sẽ không bao giờ trở nên thật sự giàu có. Ông cần phải thực hiện một điều gì đó khác biệt.


Gặp gỡ Warren Buffett

Mùa hè năm 1959, khi đang ở Omaha để giải quyết các vấn đề về thừa kế tài sản của cha mình, Charlie gặp lại hai người bạn cũ  tại câu lạc bộ Omaha - một câu lạc bộ kín ở trung tâm của thành phố, nơi các doanh nhân thường lui tới để ăn nhẹ vào buổi chiều, uống chút gì đó và hút xì gà vào buổi tối. Họ quyết định dẫn một anh bạn của họ tới cùng, người đang điều hành một công ty mà họ đã dốc tiền vào để đầu tư và tin chắc rằng Charlie sẽ rất hứng thú gặp gỡ, một người đàn ông trẻ tuổi có tên Warren Buffett.


Theo tất cả các nguồn tin, hai bên đã ấn tượng bởi sự hiểu biết của đối phương gần như ngay lập tức. Thông qua các cuộc thảo luận về chứng khoán và kinh doanh, họ tìm ra sự đồng điệu trong tư duy và quyết định hợp tác. Vợ Munger khi đó - Nancy - đã hỏi chồng: "Sao anh lại quan tâm đến anh ta nhiều như thế?". Munger trả lời: "Em không hiểu đâu. Đó không phải là một người bình thường". Và đó là sự khởi đầu của một mối quan hệ lâu dài và đem lại rất nhiều lợi ích, được coi như tình anh em gắn bó trong công việc.


Ảnh: Charlie (trái), Buffett (phải).


Sau khi Charlie trở lại California, ông đã cùng Warren nói chuyện điện thoại hàng tuần trong suốt vài năm tiếp theo. Cuối cùng, vào năm 1962, Charlie thành lập công ty đầu tư mà ông hợp tác với một người bạn cũ từng chơi poker với mình. Người này cũng là một thương gia tại sàn chứng khoán Pacific Coast. Ông đồng thời mở thêm và điều hành một công ty luật gồm Munger, Tolles, Hills và Woods. Trong vòng ba năm, ông tạm dừng các hoạt động liên quan đến luật để tập trung vào việc đầu tư toàn thời gian.


Trở thành thiên tài đầu tư có tiếng trong giới tài chính Mỹ

Dấu ấn đầu tiên của Charlie trong đầu tư là với công ty British Columbia Power (BCP). Ông gây ấn tượng giới đầu tư thông qua một thương vụ táo bạo, thực hiện một hợp đồng chênh lệch giá với cổ phiếu British Columbia Power (BCP). Lúc đó, cổ phiếu của công ty này đang được bán với giá khoảng 19 đô la và sắp bị chính phủ Canada mua lại với giá hơn 22 đô la. Charlie đã dự đoán chính xác và ăn một khoản chênh lệch lớn với vốn đầu tư cho thương vụ này là toàn bộ tài sản của công ty, tiền của chính mình và tiền mà ông vay mượn. Sự nhạy bén của ông trong giao dịch này đã tạo ra thành công đáng kể.


Trong những năm 1960, cùng với Warren, Charlie tập trung nghiên cứu các cơ hội đầu tư xuất hiện trên tờ Pink Sheets. Họ phát hiện Blue Chip Stamp, một công ty kinh doanh tem, và thông qua một quá trình khó khăn, họ chiếm đặc lợi và nắm quyền kiểm soát. Mặc dù Blue Chip Stamp sau này rơi vào suy thoái, nhưng dưới lãnh đạo của Charlie, nó vẫn tận dụng thặng dư vốn để mua lại cổ phiếu của Charlie Munger và thực hiện các thương vụ khôn ngoan khác.



Năm 1968, Charlie, Warren, và David "Sandy" Gottesman thành lập Diversified Retailing Company (DRC) và mua lại chuỗi cửa hàng Hochschild Kohn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm dày dặn, họ nhanh chóng nhận ra rủi ro trong kinh doanh bán lẻ và quyết định bán lại Hochschild Kohn.




Charlie học hỏi từ những thất bại này và nhìn nhận giá trị của việc đầu tư vào các giao dịch ít yêu cầu vốn và dòng tiền tự do. Từ năm 1961 đến 1969, quỹ đầu tư của Charlie đã cho thấy lợi nhuận trung bình hàng năm đáng kinh ngạc, chạm ngưỡng 37,1%. Mặc dù đối mặt với khủng hoảng vào năm 1973 - 1974, Charlie Munger vẫn giữ được tư duy sắc bén trong đầu tư. 


Sau khi đóng cửa quỹ đầu tư của mình vào năm 1975, Charlie tiếp tục hợp tác với nhà đầu tư Rick Guerin và tham gia vào quỹ New American Fund. Năm 1977, New American Fund mua lại tập đoàn Daily Journal với giá 2,5 triệu đô, Charlie giữ vị trí chủ tịch. Tập đoàn Daily Journal là một công ty chuyên về xuất bản ở California với các ấn phẩm chính là báo và tạp chí, bao gồm cả tò Los Angeles Daily Journal và tờ San Francisco Daily Journal.


Việc chuyển hướng từ luật, khí tượng học sang tài chính đã mở ra những chương mới trong sự nghiệp đầu tư của ông. Những quyết định thông minh và sự nhạy bén trong nhận định cơ hội đã đặt nền móng cho sự thành công và uy tín của Charlie Munger trong thế giới đầu tư và kinh doanh.


Đến với Berkshire Hathaway

Năm 1979, Charlie gia nhập và trở thành phó chủ tịch đầu tiên của Berkshire Hathaway. Berkshire Hathaway là công ty tư nhân lớn nhất Georgia nơi Warren Buffett hiện đang làm Chủ tịch kiêm CEO với giá trị vốn hóa thị trường hiện tại ở vào mức 780 tỷ đô. Năm 1983, Blue Chip Stamp sáp nhập vào Berkshire Hathaway, Charlie tiếp quản với tư cách tổng giám đốc của tập đoàn Wesco Financial Corporation - một doanh nghiệp con của Berkshire Hathaway. Việc nắm giữ hai cương vị quan trọng đã tạo điều kiện cho Charlie hỗ trợ Warren trong quá trình đưa ra các quyết định đầu tư và quản lý đúng đắn, góp phần không nhỏ vào việc đưa Berkshire Hathaway từ một tập đoàn với thu nhập ròng chỉ 148 triệu đô và giá cổ phiếu là 1,272 đô/cổ phiếu vào năm 1984, lớn mạnh thành một tập đoàn với thu nhập ròng xấp xỉ 24 tỷ đô và giá cổ phiếu 210.000 đô la/cổ phiếu tại thời điểm 2016.



Ông Munger chưa bao giờ chính thức nghỉ hưu tại Berkshire Hathaway và lẽ ra sẽ tròn 100 tuổi vào ngày 1/1/2024. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2017, tỉ phú Buffett ghi nhận rằng ông Munger đã thay đổi quan điểm của mình về đầu tư theo chiều hướng tốt hơn.


Nhận xét về ảnh hưởng to lớn của Charlie đối với phong cách đầu tư của mình trong suốt hơn nửa thập kỷ qua, Warren tâm sự: "Khác với Ben Graham, Charlie không chỉ dạy tôi mua những món hời. Đây chính là ảnh hưởng của anh ấy đối với tôi. Những tác động mạnh mẽ của Charlie đã khiến tầm nhìn của tôi được mở rộng hơn bao giờ hết. Đó, không gì khác, chính là nội lực của Charlie."


Cuộc sống cá nhân đầy thử thách của Charlie Munger

Theo Forbes, Munger có tài sản 2,7 tỷ USD. Sinh thời, ông sống giản dị và thường tự lái xe. Tuy nhiên, vài năm cuối đời, ông phải sử dụng xe lăn. 


Không chỉ nổi tiếng về đầu tư, Charlie Munger còn là một tỷ phú hào phóng và chăm làm từ thiện. Trong khi người bạn Warren Buffett luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất thế giới, Munger lại hiếm khi xuất hiện. Munger đáng lẽ sẽ có khối tài sản ròng hơn 10 tỷ USD nếu ông giữ lại toàn bộ cổ phiếu Berkshire Hathaway của mình.


Munger đã quyên góp hàng trăm triệu USD cho các tổ chức giáo dục, bao gồm Đại học Michigan, Đại học Stanford và Trường Luật Harvard. Điều kiện Munger đưa ra là trường cần chấp nhận các bản thiết kế tòa nhà của ông. Hồi tháng 10, ông đã tặng 77 cổ phiếu hạng A, trị giá khoảng 40 triệu USD, cho một thư viện.


Dù vậy, cuộc sống của Munger không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Năm 29 tuổi, cuộc hôn nhân đầu tiên của ông chấm dứt. Người vợ được chia phần lớn tài sản, kể cả nhà cửa. Bạn bè của Munger cho biết ông đã phải sống rất nghèo khổ sau đó.



Munger lao đầu vào công việc để vượt qua khó khăn tài chính. Nhưng chỉ một năm sau, con trai ông được chẩn đoán mắc ung thư máu. Munger phải gánh thêm khoản viện phí khổng lồ. Cái chết của con trai sau đó khiến ông suy sụp. Ở giai đoạn dường như tất cả mọi thứ đang chống lại ông - cuộc hôn nhân thất bại, tài chính đổ vỡ, mất đi đứa con trai 9 tuổi, nhưng không chấp nhận chịu thua số phận, Charlie vẫn nỗ lực cố gắng.


Thử thách với Munger vẫn chưa dừng lại. Năm 52 tuổi, ông bị đục thủy tinh thể. Nhưng ca phẫu thuật thất bại khiến một bên mắt của ông không còn nhìn thấy. Từ đó, Munger học thêm chữ nổi Braille để thích ứng với cuộc sống mới.



Không chỉ là tấm gương cho các nhà đầu tư nhỏ, Munger còn là người định hướng cho Buffett. Dù cả hai cùng theo đuổi triết lý đầu tư giá trị, Buffett cho biết chính Munger đã thúc giục ông tập trung vào các công ty tuyệt vời với giá hợp lý, hơn là các công ty bình thường nhưng giá rẻ.


Một số lời khuyên của Charlie Munger dành cho các nhà đầu tư

Những điều Munger quan sát được về thế giới cũng được ghi lại trong cuốn sách: "Sự hóm hỉnh và trí tuệ của Charles T.Munger". "Tôi được nuôi dạy bởi những người luôn cho rằng mình cần làm việc hợp lý nhất có thể. Quan điểm đó đã giúp tôi rất nhiều", ông cho biết trong ĐHCĐ Daily Journal năm 2020.


Vị tỷ phú 96 tuổi này đã chia sẻ rất nhiều lời khuyên hữu ích tới giới đầu tư. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích của ông dành cho các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường.



Lời khuyên #1: Đừng chỉ tập trung vào những con số

Theo Charlie, nếu một nhà đầu tư cá nhân quá tập trung vào những con số thì chẳng khác nào một cậu sinh viên đang cố làm công việc của một chuyên gia. Bạn chỉ đang cố gắng dự phóng một dãy số sao cho chúng khớp với kết quả thực trong quá khứ và có vẻ “hợp lý” với tương lai. Giám đốc tài chính – CFO của công ty thừa sức vẽ ra những con số trong mơ, kết quả kinh doanh tăng trưởng đều đặn qua các năm.


Nếu chỉ sử dụng chúng để dự phóng bạn sẽ mắc bẫy ngay. Do đó mỗi ngày ông luôn giành hàng giờ chỉ để đọc và phân tích báo cáo tài chính một cách kỹ lưỡng để tìm ra những điều bất hợp lý trong bánh vẽ mà các CFO đưa ra.


Charlie nói rằng: “Mọi người đang tính toán quá nhiều và suy nghĩ quá ít.”


Theo quan điểm của ông, tìm hiểu về một doanh nghiệp sẽ bao gồm cả yếu tố định tính và định lượng. Sẽ thật ngốc nếu bạn chỉ nhìn vào những chỉ số tài chính như tăng trưởng doanh thu, mức biên lợi nhuận để tính toán và dự phóng cho tương lai.


Thay vào đó bạn nên đặt những câu hỏi kiểu như: Tại sao công ty đó lại vượt trội hơn so với các đối thủ cùng ngành? CEO có kế hoạch gì cho nhiệm vụ tăng trưởng 5 năm tới không? Đâu là rủi ro lớn nhất của doanh nghiệp?

Chỉ sau khi thực sự am hiểu về doanh nghiệp, những con số bạn dự phóng mới có ý nghĩa và khi đó bạn cũng sẽ tự tin hơn trong việc nắm giữ cổ phiếu.


Lời khuyên #2: Loại bỏ những cổ phiếu khó hiểu ra khỏi đầu

Đầu tư là công việc tốn rất nhiều thời gian và sức khỏe, Charlie luôn cố gắng tránh tốn quá nhiều thời gian vào những cổ phiếu khó hiểu.


“Khi tìm kiếm cơ hội đầu tư, tôi luôn chia chúng vào 3 rổ cổ phiếu: Có, không hoặc rất khó thể hiểu”, ông nói.


Nếu liên tưởng sang khái niệm “vòng tròn năng lực” của Warren Buffett thì bạn sẽ thấy rất nhiều điểm tương đồng giữa 2 người. Cũng giống như Charlie, Warren khuyên chúng ta nên ở yên trong vòng tròn năng lực của mình, mặc kệ những cơ hội đầu tư khác nếu bạn không thực sự hiểu về chúng. Và đây cũng là lý do tại sao tôi bỏ qua các doanh nghiệp Bất động sản có model phức tạp hoặc những doanh nghiệp có doanh thu đến từ xuất khẩu như dệt may, thủy sản,… Không phải những cổ phiếu đó không có cơ hội tăng trưởng, mà bởi vì thị trường đầu ra của chúng nằm tít ở châu Âu, châu Mỹ xa xôi. Thực sự chúng quá khó để dự phóng.



Lời khuyên #3: Hãy bình tĩnh

Một trong những điểm mà Charlie Munger nhấn mạnh là hãy bình tĩnh chờ đợi cơ hội và chỉ đầu tư vào những thứ mà bạn chắc chắn nhất. Đối với ông, trong điều kiện bình thường: “Phần lớn khoản tiền không thể giao dịch mua bán liên tục, mà để chờ đợi”. Có nghĩa rằng ông giành phần lớn thời gian để “rình mồi” thay vì mua đi bán lại một vài cổ phiếu.


Tôi có một vài người bạn đã sở hữu cổ phiếu của tập đoàn Hòa Phát – HPG suốt từ năm 2018 và mãi tới thời điểm năm 2020 (2 năm nắm giữ) họ mới thực sự hòa vốn… Tuy nhiên nếu bình tĩnh hơn, bạn hoàn toàn có thể sở hữu HPG ở vùng giá 21.000 – 23.000 vnđ/cp (cuối năm 2019) và có mức sinh lời cao hơn. Không thể phủ nhận HPG là cổ phiếu tốt, nhưng tại sao bạn phải sở hữu cổ phiếu khi mức giá đã tương đối cao… Thay vì bình tĩnh chờ đợi thông tin tiêu cực tới doanh nghiệp, những người yếu tim sẽ bán tháo và chẳng phải bạn sẽ có cơ hội sở hữu cổ phiếu tốt với mức giá hời hay sao?


Hãy cứ bình tĩnh, cơ hội sẽ tự đến với bạn.


Lời khuyên #4: Luôn đặt câu hỏi

Phải thừa nhận rằng chúng ta luôn có xu hướng quá yêu thích cổ phiếu. Nhất là khi chúng đang giúp bạn có lãi. Tuy nhiên Munger khuyên những nhà đầu tư nên thận trọng và không ngừng đặt câu hỏi về khoản đầu tư của họ: “Bạn phải luôn cẩn trọng với những nguy cơ tới từ đối thủ cạnh tranh, nhất là khi đó là doanh nghiệp bạn yêu thích nhất”


Không có gì sai nếu bạn luôn tự tin về khả năng thành công của doanh nghiệp, tuy nhiên sự tự tin đó phải có luận điểm đầu tư sắt đá. Đừng ngại thừa nhận sai lầm nếu doanh nghiệp không đi đúng hướng hoặc đối thủ cạnh tranh đang đá văng doanh nghiệp ưa thích của bạn ra khỏi quỹ đạo.


Lời kết

Tuy cuộc sống cá nhân đầy khó khăn nhưng bằng tài năng, nghị lực của mình, Charlie Munger đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong giới tài chính và đầu tư. Đây là một điều tất cả chúng ta đều nên học hỏi ở ông, dù trong nghịch cảnh nào, chỉ cần bạn luôn nghiêm túc cố gắng, quả ngọt sẽ đến với bạn.




Chia sẻ bài viết

Đánh giá

Hãy là người đầu tiên nhận xét bài viết này!

Đăng ký nhận tin

Nhập Email để nhận được bản tin mới nhất từ QM Capital.

Bài viết liên quan

John Paulson và chiến lược đầu tư thay đổi cả thị trường
27/11/2024
345 lượt đọc

John Paulson và chiến lược đầu tư thay đổi cả thị trường C

Khi nhắc đến những cái tên vĩ đại trong ngành tài chính, không thể bỏ qua John Paulson - người đã thay đổi hoàn toàn cách nhìn về đầu tư thông qua những chiến lược táo bạo và tư duy đi trước thời đại.

Carl Icahn là ai? Hành trình đầu tư của người đàn ông đáng sợ nhất Phố Wall
02/07/2024
1,659 lượt đọc

Carl Icahn là ai? Hành trình đầu tư của người đàn ông đáng sợ nhất Phố Wall C

Carl Icahn được mệnh danh là “Sói già phố Wall” - một trong những nhà đầu tư thành công nhất phố Wall và có tầm ảnh hưởng không kém so với như Warren Buffett hay George Soros. Ông nổi bật với phong cách đầu tư đặc biệt, khiến cả thị trường tài chính phải dè chừng. Để đạt được thành công và làm nên tên tuổi nổi tiếng thế giới cùng với số tài sản ròng lên tới gần 18 tỷ USD, Carl Icahn đã trải qua hành trình như thế nào trong suốt cuộc đời đầy thăng trầm của mình? Hôm nay, hãy cùng QM Capital tìm hiểu trong bài viết dưới nhé!!

Tỷ phú bí ẩn Alex Gerko - người nộp thuế nhiều nhất ở Vương quốc Anh
20/05/2024
3,333 lượt đọc

Tỷ phú bí ẩn Alex Gerko - người nộp thuế nhiều nhất ở Vương quốc Anh C

Alex Gerko đã xây dựng một công ty giao dịch định lượng trong thập kỷ qua, xử lý gần 300 tỷ USD khối lượng hàng ngày trên cổ phiếu, hàng hóa, tiền tệ và thu nhập cố định. Nó đã nhiều lần đưa ông trở thành tỷ phú và giờ đây nó giúp ông trở thành người nộp thuế lớn nhất nước Anh.

Jim Simons, nhà tiên phong trong lĩnh vực giao dịch định lượng, qua đời ở tuổi 86.
15/05/2024
3,655 lượt đọc

Jim Simons, nhà tiên phong trong lĩnh vực giao dịch định lượng, qua đời ở tuổi 86. C

Là một nhà toán học, ông đã mở đường cho một cuộc cách mạng trong giao dịch, áp dụng phong cách định lượng, định hướng máy tính từ những năm 1980.

Kenneth C. Griffin - Phủ thủy ngành đầu cơ và lời khuyên hãy chấp nhận rủi ro ở tuổi 20
14/05/2024
3,670 lượt đọc

Kenneth C. Griffin - Phủ thủy ngành đầu cơ và lời khuyên hãy chấp nhận rủi ro ở tuổi 20 C

Chúng ta đều quen thuộc với Larry Fink, CEO của BlackRock, người quản lý một quỹ tài sản lên đến hơn 10 nghìn tỷ USD, một con số ấn tượng và đáng kính trọng. Dù vậy, ngoài các tổ chức như Vanguard hay Three State có thể so sánh với BlackRock, Citadel Securities của Kenneth C. Griffin cũng là một trong những công ty tài chính có khả năng cạnh tranh ngang hàng với Larry Fink và BlackRock về cả quy mô tài chính lẫn tài năng quản lý. Vậy Kenneth C. Griffin là ai? Hãy cùng QM Capital khám phá về nhân vật này qua bài viết dưới đây.

David E.Shaw - Câu chuyện của nhà đầu tư định lượng hàng đầu phố Wall
07/05/2024
3,792 lượt đọc

David E.Shaw - Câu chuyện của nhà đầu tư định lượng hàng đầu phố Wall C

David Elliot Shaw là người tiên phong trong lĩnh vực đầu tư định lượng, sử dụng các mô hình và thuật toán toán học phức tạp tại DE Shaw & Co - công ty do chính ông thành lập, nhằm đưa ra các quyết định giao dịch nhanh chóng, tập trung vào hiệu quả, quản lý rủi ro và đa dạng hóa để đạt được lợi nhuận vững chắc.

video-image

Truy Cập Miễn Phí Thư Viện Bot Tín Hiệu Giao Dịch Tự Động

Được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia từ QMTrade và cộng đồng nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Truy cập ngay!