Bà Trương Mỹ Lan đã "RÚT RUỘT" 11% GDP Việt Nam như thế nào?

05/12/2023

11,684 lượt đọc

Bà Trương Mỹ Lan đã "RÚT RUỘT" 11% GDP Việt Nam như thế nào?

Chưa bao giờ có 1 vụ án với những con số khổng lồ như vậy trong lịch sử ngành tài chính Việt nam.

1,066,000 tỷ đồng là số tiền bà Trương Mỹ Lan (TML) đã âm thầm rút ra từ ngân hàng SCB. Nếu bạn vẫn chưa mường tượng ra thì nó tương đương gần 11% GDP toàn Việt Nam năm 2022. Tức là bằng 1/10 giá trị hàng hóa của toàn bộ Việt Nam sản xuất ra trong năm 2022. Khủng khiếp.

Trong đó, 304,096 tỷ đồng là số tiền bà L đã chiếm đoạt riêng (mặc dù chỉ bằng 1/3 con số trên nhưng nó cũng lớn hơn tổng tài sản 5 tỷ phú giàu nhất VN cộng lại, và nếu so với quốc tế thì nó cũng tương đương với top 3 vụ lừa đảo tài chính lớn nhất thế giới). 

img_0

Vậy thì, hãy cùng mình tìm hiểu xem vụ tham ô tài sản lớn nhất từ trước đến nay được thực hiện như thế nào nhé.

1, Nguồn gốc 

Đầu tiên chúng ta sẽ bắt đầu với nguồn cơn của tất cả mọi thứ, là từ người phụ nữ này. Đây là bà Trương Mỹ Lan, tên thật là Trương Muội, sinh năm 1956, tại Thành phố Hồ Chí Minh, là người Việt gốc Hoa. 

img_1

Gia đình họ Trương của bà được mệnh danh là gia tộc giàu có bậc nhất tại Việt Nam, nhưng cũng rất kín tiếng trên truyền thông. Vì thế mà thông tin về gia tộc này rất ít được công khai. Do đó những con số chúng ta biết có thể cũng chưa hoàn toàn phản ánh hết các giá trị tài sản ngầm của gia tộc này cũng như công ty gia đình của họ có tên là Vạn Thịnh Phát (VTP).

Qua các thông tin được công bố chính thức, chúng ta biết được bà TML thành lập Công ty TNHH VTP vào năm 1992. Năm 2007, chuyển thành công ty cổ phần, tăng vốn lên 6.000 tỉ đồng, trong đó bà Lan chi phối đến 80%. Và từ đây, dưới sự dẫn dắt của bà, tập đoàn này phát triển ra vô số dự án lớn trong hệ sinh thái của mình thông qua hàng trăm công ty con. 

Cho đến nay, tập đoàn sở hữu rất nhiều cao ốc ở những vị trí khu trung tâm, các khu “đất vàng” và vô số dự án tại các vị trí đắc địa tại TPHCM. Một trong những đặc điểm chung của các công ty trong hệ thống VTP là hầu hết đều có quy mô vốn điều lệ rất lớn, từ vài nghìn đến vài chục nghìn tỉ đồng (tương đương các doanh nghiệp tầm trung trên sàn chứng khoán). Trên mặt báo thì ko bao giờ thiếu những thông tin gây sốc về tập đoàn này như thâu tóm đất vàng, tạo lập các siêu dự án rồi đắp chiếu để đó. Và giờ đây bí mật về đế chế VTP đã chính thức được hé lộ. 

img_2

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thâu tóm hàng nghìn mét đất công như thế nào? | Báo Công Thương

Gần 2.000m2 “đất vàng” ngay tại trung tâm TP. Hồ Chí Minh có nguồn gốc thuộc sở hữu nhà nước đã rơi vào tay Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

congthuong.vn

2, Sai phạm

Vụ án của bà TML được đưa ra dư luận vào tháng 10/2022, khi bà Lan cùng đồng phạm là các lãnh đạo cấp cao của SCB, Tân Việt bị bộ Công an tuyên bố bắt giữ. Kế hoạch tinh vi của hội nhóm bà Lan được dựa trên 2 trụ cột chính là: (1) làm giả giấy tờ để rút tiền từ nghìn hàng SCB (2) che đậy số "tiền bẩn" nhờ hệ sinh thái của VTP cùng với hối lộ các quan chức cấp cao. 

- Yếu tố đầu tiên: Lợi dụng hoạt động huy động vốn của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Tập đoàn và mục đích cá nhân. 

Với chủ trương trên, bà Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân bằng việc mua sở hữu phần lớn cổ phần của các ngân hàng này để thao túng hoạt động kinh doanh, phục vụ cho mục đích cá nhân.

Từ tháng 12/2011, bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, TML đã nắm giữ 81,43% cổ phần của ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ) dưới tên của 32 cổ đông; 98,74% cổ phần của nghìn hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa dưới tên của 36 cổ đông và 80,46% cổ phần của nghìn hàng TMCP Đệ Nhất dưới tên của 24 cổ đông. Sau đó 3 ngân hàng này được hợp nhất vào ngày 01/01/2012 với tên gọi là ngân hàng TMCP Sài Gòn (ngân hàng SCB bây giờ), và bà Lan thông qua 73 cổ đông đứng tên đã sở hữu 91.5% cổ phần của ngân hàng này.

img_3

Với việc nắm quyền chi phối, bà Lan có thể dễ dàng đã đưa các cá nhân thân tín mà bà tin tưởng vào các vị trí chủ chốt tại ngân hàng SCB, trả mức lương cao cho họ từ 200-500 triệu/tháng. 

Nhờ đó mà bà có thể sử dụng ngân hàng này như một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức, huy động vốn từ các nguồn khác nằm ngoài quy định của Luật các tổ chức tín dụng để phục vụ cho mục đích cá nhân của mình.

- Yếu tố 2: Hệ sinh thái nhằng nhịt của VTP 

Trong quá trình hoạt động, Tập đoàn VTP đã xây dựng hệ sinh thái với hơn 1.000 doanh nghiệp gồm các Công ty con, Công ty thành viên trong và ngoài nước, được chia thành nhiều tầng lớp, với hàng trăm cá nhân được thuê đứng tên đại diện pháp luật hoặc là người có quan hệ họ hàng của cán bộ, công nhân viên Tập đoàn VTP. 

Hệ sinh thái VTP được chia làm 4 nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau, gồm: 

(1) Nhóm công ty tài chính tại Việt Nam để rút tiền và cấp vốn, bao gồm: SCB, Công ty Chứng khoán Tân Việt, Công ty CP đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú, trong đó SCB được sử dụng như một công vụ tài chính để cấp vốn cho các Công ty trong hệ sinh thái VTP.

(2) Nhóm Công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đều là các cty lớn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn để lập ra các dự án thu hút tiền Ndt.

(3) Nhóm các Công ty “ma” tại Việt Nam được thành lập để lấy pháp nhân vay vốn nghìn hàng, góp vốn đầu tư vào các dự án, thực hiện việc đảo nợ hoặc ký hợp đồng hợp tác, thi công, để các dự án trông như được đầu tư từ nhiều chủ đầu tư uy tín. 

(4) các công ty nước ngoài tại các "thiên đường thuế" để chuyển "tiền bẩn" ra nước ngoài và trốn thuế. 

img_4

- Cách thực hiện:

Thông qua các cá nhân thân tín tại SCB và VTP, TML đã thực hiện thủ đoạn rút tiền của ngân hàng dưới hình thức giải nghìn cho các hồ sơ vay được lập khống. Mỗi khoản tiền rút ra sẽ được giao cho từng nhóm công ty con để dựng công ty "ma", "vẽ" ra phương án đầu tư, định giá khống các tài sản bảo đảm cho phù hợp. Thậm chí hầu hết các khoản vay của Tập đoàn VTP được rút trước và hợp thức hóa sau.

Các giấy tờ cho vay của nhóm này đều có ký hiệu theo dõi riêng như "HSTT (Hội sở tiếp thị)", "phương án, dự án" để nhân viên ngân hàng nhìn vào là hiểu các công ty trong "hệ sinh thái" và xử lý nhanh gọn luôn.

Nhóm bà Lan cũng thành lập hàng nghìn pháp nhân, thuê hàng nghìn cá nhân làm đại diện pháp luật, đứng tên ký hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm để hợp thức hóa việc rút tiền. Sở dĩ "kho" pháp nhân này càng ngày càng phình to vì phải "dựng" nhiều cá nhân mới để đứng tên khoản vay thì khi kiểm tra sẽ không có dư nợ tín dụng quá lớn.

Để có thể rút tiền và qua mặt được hệ thống CIC (hệ thống kiểm tra dư nợ), bà Lan đã chỉ đạo cán bộ ở SCB chuyển tiền giải ngân vào các công ty ma, sau đó chuyển lòng vòng giữa các công ty trong hệ sinh thái, cuối cùng rút tiền mặt để cắt đứt dòng tiền. 93% lượng tiền mặt của SCB được rút ra chỉ với 1 quy trình như vậy, và chỉ để phục vụ hội nhóm của bà Lan.

img_5

- Hối lộ quan chức cấp cao

Và tất nhiên, để có thể 1 tay che trời trong suốt 1 thời gian dài, chắc chắn không thể thiếu được sự trợ giúp từ 85 bị can khác là những lãnh đạo cấp cao của các bên thanh tra, ngân hàng, định giá - những người đáng ra phải sớm lôi vụ việc ra ánh sáng, thì nay lại làm những việc trái với lương tâm chỉ vì chữ "tiền".

Trong đó, tiêu biểu có thể kể đến Cục trưởng cục Thanh tra Đỗ Thị Nhàn đã nhận 5.2 triệu USD, cao nhất vụ án và Phó Chánh thanh tra Nguyễn Văn Hưng nhận tổng cộng 390,000 đô, cùng 1 số thành viên đoàn thanh tra khác cũng nhận từ 1000 đến 21,000 đô tiền hối lộ. Trong báo cáo về kết quả thanh tra tại SCB của NHNN trình bày với Chính phủ, bà Nhàn đã chỉ đạo chỉ nêu chung chung, không ghi số liệu, không nêu thực trạng tài chính yếu kém của SCB, mục đích là để "làm mờ" cho các sai phạm của SCB. Thậm chí khi thành viên đoàn thanh tra đề xuất "đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt" thì ông Hưng đã gạt nội dung này khỏi báo cáo và đề xuất Chính phủ tiếp tục tạo điều kiện cho SCB tái cơ cấu. 

img_6

Ngoài ra cũng còn vô số các lãnh đạo liên quan khác, trong đó có nhiều người thậm chí chết 1 cách đột ngột không thể lấy thêm thông tin như: bà Nguyễn Phương Hồng - thành viên Hội đồng quản trị của nghìn hàng SCB, đột tử 2 ngày sau khi bị bắt. Hay ông Nguyễn Tiến Thành - chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán Tân Việt cũng chết 1 cách bí ẩn ngay trước thời điểm vụ án VTP bị phanh phui. 

3, Cái kết 

Thực tế trước khi chính thức bị bắt, tập đoàn này đã dính nhiều sai phạm về kinh tế từ 4-5 năm nay nhưng chưa bị sờ gáy, có thể kể đến như: sai phạm trong xây dựng tòa Vạn Thịnh Phát, lợi dụng quyền sử dụng đất trái phép tại đường Nguyễn Du, sai phạm bảo lãnh tại ngân hàng SCB, dính líu đến 2 công ty Dream Republic và Sheen Mega bỏ cọc hàng nghìn tỷ động tại sự kiện đấu giá đất Thủ Thiêm giống như Tân Hoàng Minh, tên của bà Lan cùng chồng cũng từng xuất hiện trong “Hồ sơ Panama” về việc rửa tiền và cả gia đình bà từng xin thôi quốc tịch Việt Nam để đi định cư nước ngoài vào năm 2014 nhưng không được chấp thuận.

Cho đến mới đây, khi có đủ bằng chứng thì bộ Công an đã chính thức truy tố bà Lan với 3 tội: đưa hối lộ, vi phạm quy định về hoạt động của nghìn hàng và tham ô tài sản. Trong 1 thập kỷ từ 2012 đến 2022 thì đội nhóm bà Lan đã rút ruột của SCB hơn 1 triệu tỷ đồng, đây đều là tiền gửi của người dân hết. Và tính đến 17/10/2022 thì còn hơn 677,286 tỷ đồng dư nợ đều thuộc nhóm ko có khả năng thu hồi. 

Và giờ đây câu hỏi quan trọng là số lượng tiền gửi đã bị chiếm đoạt tại SCB sẽ được xử lý ra sao?

1 số phương án xử lý mà mình cập nhật được:

- Bán các tài sản của VTP tại Việt Nam để bổ sung lại số tiền đã thất thoát (ước tính mất trên 10 năm). Tài sản đang được thu hồi của VTP có thể đạt 30-50% giá trị số tiền hơn 300 nghìn tỷ mà bà Lan chiếm đoạt.

- Gây sức ép bán các tài sản ở nước ngoài để chuyển tiền về lại Việt Nam (ước tính cũng vài năm).

- Cơ cấu lại SCB để nó sinh lời và bổ sung tiền lời đó cho số tiền thất thoát (vài chục năm).

- Ước tính, SCB có thể mất: (1) 196 nghìn tỷ VND sau khi thu hồi tài sản đảm bảo cho các khoản vay của VTP và (2) 129 nghìn tỷ lãi, phí phải thu. Tổng cộng khoảng 330 nghìn tỷ VND, tương ứng với 44% tổng tài sản của SCB ở thời điểm hiện tại.

Mặt tích cực là SCB đã không tham gia nhiều vào hệ thống liên ngân hàng (Interbank) từ lâu nên các khoản vay mượn của SCB trên hệ thống là gần như không có. Vì vậy mà mức độ ảnh hưởng sẽ là gánh nặng trong việc cơ cấu của riêng SCB, chứ không ảnh hưởng hệ thống Ngân hàng và các Ngân hàng khác.

4, Thay lời kết

Thật choáng ngợp khi mà 1 đế chế hùng hậu như VTP thực chất lại là 1 tổ chức phạm tội quy mô lớn, sử ma trận lừa đảo tinh vi và trắng trợn để móc túi những người dân vô tội và thao túng hệ thống pháp luật tối cao.

Từ những con số khổng lồ kể trên thì vụ việc sẽ gây ra những tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế như là sự an toàn của hệ thống ngân hàng, niềm tin của Nhà đầu tư, uy tín của Nhà nước trong việc quản lý sai phạm. Nguồn cơn của mọi việc, bà TML cùng đồng bọn và những quan chức ăn hối lộ, tham nhũng sẽ phải bị trừng trị thích đáng để ngăn chặn những hậu họa về sau. Nhưng chắc chắn những hậu quả mà vụ đại án này để lại sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể xử lý được và câu chuyện về nó sẽ còn được kể lại lâu hơn thế. 

Chia sẻ bài viết

Đánh giá

Hãy là người đầu tiên nhận xét bài viết này!

Đăng ký nhận tin

Nhập Email để nhận được bản tin mới nhất từ QM Capital.

Bài viết liên quan

TÓM TẮT BÀI PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH FED
18/12/2023
6,189 lượt đọc

TÓM TẮT BÀI PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH FED C

Fed giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25 - 5,5% trong cuộc họp thứ 3 liên tiếp (đây là lãi suất ở mức cao nhất trong 22 năm). Họ vẫn tập trung vào nhiệm vụ kép là tối đa việc làm và giá cả ổn định (Ông Powell củng cố cam kết đạt mục tiêu lạm phát 2%).

CẬP NHẬT VĨ MÔ THÁNG 11/2023
11/12/2023
5,890 lượt đọc

CẬP NHẬT VĨ MÔ THÁNG 11/2023 C

CẬP NHẬT VĨ MÔ THÁNG 11/2023

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA SCB HIỆN TẠI RA SAO?
11/12/2023
5,468 lượt đọc

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA SCB HIỆN TẠI RA SAO? C

Trước khi drama bị phanh phui, tổng tài sản của SCB tính đến cuối Q2/2022 là hơn 761,000 tỷ, cao thứ 5 trong nhóm Ngân hàng (chỉ thua Big 4)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TĂNG GIÁ ĐIỆN
05/12/2023
5,006 lượt đọc

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TĂNG GIÁ ĐIỆN C

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ 9/11 giá bán lẻ điện bình quân sẽ tăng 4,5%, lên mức 2.006,79 đồng/kWh. Đây là đợt tăng lần thứ 2 trong năm, đưa giá điện tăng tổng cộng 7,6%

CÂU CHUYỆN MARGIN
05/12/2023
6,296 lượt đọc

CÂU CHUYỆN MARGIN C

Ghi nhận tại các công ty chứng khoán (CTCK) cuối tháng 10 cho thấy dư nợ margin hiện giảm khoảng 10-15% so với vùng đỉnh ngắn hạn cuối Q3/2023. Tuy nhiên, Tỷ lệ margin/vốn hóa vẫn ở mức cao. Tỷ lệ này thậm chí tăng cao khi Vnindex điều chỉnh cuối tháng 9 do việc sử dụng thêm margin để bắt đáy (hoặc gồng lỗ với margin).

Các đối tượng hưởng lợi từ Chính sách giảm thuế VAT
06/11/2023
4,816 lượt đọc

Các đối tượng hưởng lợi từ Chính sách giảm thuế VAT C

Các đối tượng hưởng lợi từ Chính sách giảm thuế VAT

video-image

Truy Cập Miễn Phí Thư Viện Bot Tín Hiệu Giao Dịch Tự Động

Được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia từ QMTrade và cộng đồng nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Truy cập ngay!