29/09/2023
8,776 lượt đọc
Trong niềm tự hào vì 1 công ty Việt Nam có thể niêm yết trên 1 trong những sàn giao dịch chứng khoán nổi tiếng nhất thế giới là Nasdaq của Mỹ, bài viết này mình tổng hợp những thông tin quan trọng nhất về SPAC để mọi người hiểu chi tiết về phương pháp đã giúp Vinfast niêm yết thành công trên thị trường chứng khoán Mỹ (TTCK Mỹ).
- SPAC (Special Purpose Acquisition Companies) được hiểu là một công ty rỗng, không có hoạt động kinh doanh, không sản xuất hay bán bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào. Được lập nên với mục đích duy nhất là huy động vốn sau đó dùng số vốn đó đi mua lại 1 công ty X khác để niêm yết công ty X đó lên sàn chứng khoán mà không cần thông qua IPO truyền thống.
- Mục đích của SPAC gần giống với IPO (Initial Public Offering- phát hành lần đầu ra công chúng), tuy nhiên SPAC giải quyết được nhiều điều mà quy trình IPO truyền thống khó chấp nhận. Đó là các thủ tục, kinh phí, thời điểm. Đặc biệt là các thủ tục về minh bạch tài chính, thứ thường khiến các công ty trượt thời điểm gọi vốn.
Nhờ đó mà SPAC là một cách niêm yết cửa sau cho các công ty start-up và cũng là những khoản đầu tư rủi ro hơn so với IPO truyền thống.
- Các ví dụ nổi tiếng như WeWork, Grab đều niêm yết trên TTCK Mỹ bằng cách này.
Ở Việt Nam thì mới đây có Vinfast đã chính thức niêm yết trên sàn Nasdaq với giá trị vốn hóa hơn 23 tỷ USD, hay 1 công ty khác là kỳ lân công nghệ VNG cũng có kế hoạch đi theo con đường này.
- Lịch sử hình thành của SPAC bắt đầu từ những năm 1990 khi các công ty nhỏ nghĩ cách để tránh các quy trình IPO truyền thống mà vẫn huy động vốn trên thị trường mở.
- SPAC trở nên nở rộ đặc biệt trong 2020 và 2021 (Ảnh 1) do mức độ biến động thị trường bị đẩy lên cao trong bối cảnh đại dịch Covid-19 nên rất nhiều công ty muốn niêm yết để huy động vốn trên TTCK. Sức hút của SPAC giảm xuống từ năm 2022 do SEC (Ủy ban Chứng khoán Mỹ) ban hành các quy định kế toán mới để tăng cường giám sát kể từ tháng 4/2021 và hiệu suất đầu tư kém hơn mong đợi.
Số lượng công ty niêm yết bằng phương pháp SPAC trong 20 năm gần đây
SEC cũng từng đưa ra lời cảnh báo nhà đầu tư vào tháng 3/2021 khi nhiều người nổi tiếng, bao gồm cả nghệ sĩ giải trí, vận động viên chuyên nghiệp đổ xô rót tiền vào các thương vụ SPAC (nghe khá quen nhỉ ^^).
Một SPAC được thành lập bởi các nhà tài trợ (sponsors). Họ thường là các nhà đầu tư nổi tiếng hoặc các công ty đầu tư.
Lý do Nhà đầu tư nhỏ lẻ mua cổ phiếu của SPAC là vì họ biết đến danh tiếng những sponsors này và tin rằng những sponsors sẽ giúp SPAC mua được những khoản đầu tư tăng trưởng tốt. (Đó cũng là lý do nhiều người nổi tiếng đứng ra quảng bá cho các SPAC).
Công ty lúc này chỉ có duy nhất tài sản là số tiền thu được từ IPO.
Ở bước này, SPAC tuân thủ quy trình IPO như bất kỳ doanh nghiệp nào. Giá cổ phiếu của các SPAC khi IPO thường trung bình là 10 USD/cổ phiếu. Sau khi lên sàn thì SPAC sẽ có mã cổ phiếu riêng.
Các SPAC có 2 năm tìm kiếm một công ty tư nhân để mua lại, sau đó đưa công ty đó thành công ty đại chúng, vì công ty đó sẽ trở thành một phần của SPAC - công ty đã lên sàn từ trước.
Trong trường hợp một SPAC không sáp nhập hoặc mua lại một công ty nào trong vòng 2 năm đầu tiên sau khi lên sàn thì tiền sẽ phải trả lại cho cổ đông. Tuy nhiên thời hạn này khá dễ đáp ứng vì các SPAC thường có sẵn mục tiêu trước khi IPO rồi.
Khi thương vụ hoàn tất, công ty được mua sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán. Các nhà tài trợ thường nắm cổ phần 20% trong công ty cuối cùng sau khi sáp nhập.
- Quy định dễ dàng:
Quy trình thẩm định của SPAC không nghiêm ngặt như của 1 thương vụ IPO, vì vậy doanh nghiệp hạn chế được việc công bố thông tin và những quy định phức tạp.
- Tiết kiệm chi phí:
SPAC phải chịu ít chi phí hơn so với IPO. Việc tiếp thị trong khi thực hiện SPAC cũng sẽ tiết kiệm chi phí hơn do không cần tạo roadshow để thu hút các nhà đầu tư.
- Tiết kiệm thời gian:
Lộ trình chào bán công khai bằng SPAC có thể mất vài tháng, trong khi quy trình IPO thông thường có thể mất từ 6 tháng đến hơn 1 năm.
- Công ty được mua lại sẽ có được mức giá tốt hơn IPO truyền thống:Giá IPO sẽ phụ thuộc vào thị trường. Trong khi đó, với SPAC, công ty mục tiêu X có thể đàm phán một mức định giá cố định của mình với các nhà tài trợ của SPAC đó. Đây là một lợi thế lớn đối với doanh nghiệp được mua lại.
- Thông qua SPAC, Nhà đầu tư nhỏ lẻ có cơ hội đầu tư vào các công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh và kiếm lời tốt - một đặc quyền trước đây thường chỉ dành cho những người giàu có.
- Những công ty muốn lên sàn thông qua một vụ sáp nhập với SPAC có thể bị chính các cổ đông của SPAC đó từ chối.
- Nhà đầu tư rót tiền vào SPAC bị hạn chế về mặt thông tin, chủ yếu tin vào danh tiếng của các sponsors nhưng đôi khi xảy ra xung đột lợi ích, đó là các sponsors chỉ cần cố gắng hoàn thành phi vụ để không phải trả tiền lại cho Nhà đầu tư và nhận tiền phí hoa hồng, chứ không quan tâm đến tiềm năng của công ty được mua lại.
- Lợi thế của SPAC cũng chính là rủi ro mà nó có thể mang đến cho Nhà đầu tư. Nếu quy trình IPO truyền thống "khó tính" giúp đảm bảo cho các khoản đầu tư an toàn và sinh lời tốt nhất thì SPAC mang tính mạo hiểm nhiều hơn.
Ví dụ năm 2015, trong số 107 công ty qua SPAC, cổ phiếu không những không có lãi mà để lỗ trung bình 1,4% giá trị. Trong khi, lợi nhuận trung bình mà các công ty theo IPO truyền thống mang về cho nhà đầu tư là 49%.
Công ty tư vấn Renaissance Capital cũng đã chỉ ra rằng lợi nhuận bình quân từ các vụ sáp nhập SPAC trong thời gian từ 2015-2020 là thấp hơn so với mức lợi nhuận bình quân mà nhà đầu tư thu được từ các vụ IPO trong cùng khoảng thời gian.
Ở phần 2 sẽ nói chi tiết hơn về thương vụ của Vinfast thông qua SPAC để niêm yết trên Nasdaq như thế nào. Hy vọng sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho mọi người về 1 trong những thương vụ thành công nhất của doanh nghiệp Việt Nam. Mời các bạn đọc tiếp tại đây: Link bài viết phần 2
Trong phân tích kỹ thuật, biểu đồ nến là một trong những công cụ phổ biến nhất mà các nhà giao dịch sử dụng để xác định xu hướng, sự biến động giá và các điểm vào/ra giao dịch tiềm năng. Trong số các loại mô hình nến, nến Bullish Marubozu được coi là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy động lực thị trường đang nghiêng về phía người mua. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về mẫu nến Bullish Marubozu, cách nó được hình thành, ý nghĩa, và cách các nhà giao dịch có thể tận dụng nó để đạt lợi thế trên thị trường.
Trong thị trường chứng khoán, việc nhận biết các tín hiệu đảo chiều là một trong những kỹ năng quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định kịp thời, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Các mẫu nến đảo chiều mạnh không chỉ là công cụ phân tích kỹ thuật hữu ích mà còn là "kim chỉ nam" để dự đoán sự thay đổi xu hướng giá. Dựa vào các mô hình nến này, nhà đầu tư có thể nhận diện thời điểm thị trường sắp tăng hoặc giảm, từ đó xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện backtest một chiến lược giao dịch đơn lẻ hoặc toàn bộ danh mục đầu tư, nhiều nhà giao dịch mắc phải những sai lầm phổ biến. Những lỗi này có thể dẫn đến kết quả backtest không chính xác và khiến chiến lược thất bại khi áp dụng vào thị trường thực tế. Dưới đây là 6 lỗi phổ biến nhất và các cách để tránh chúng, có bổ sung ví dụ và bảng minh họa.
Trong giao dịch, việc backtest một chiến lược là bước đầu tiên để đánh giá tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào một kết quả backtest tốt để quyết định áp dụng vào thực tế là một sai lầm phổ biến và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một chiến lược có thể đạt hiệu suất vượt trội trên dữ liệu lịch sử đơn thuần do sự may mắn ngẫu nhiên, nhưng lại thất bại hoàn toàn khi gặp các điều kiện thị trường khác biệt trong tương lai.
Mô phỏng Monte Carlo là một trong những công cụ thống kê quan trọng giúp phân tích và đo lường rủi ro của chiến lược giao dịch. Được ứng dụng rộng rãi trong tài chính, phương pháp này giúp các nhà giao dịch dự đoán các kịch bản có thể xảy ra trên thị trường, từ đó xây dựng các chiến lược có khả năng ứng dụng thực tế cao.
Trong quá trình thực hiện backtest một chiến lược giao dịch đơn lẻ hoặc toàn bộ danh mục đầu tư, nhiều nhà giao dịch mắc phải những sai lầm phổ biến. Những lỗi này có thể dẫn đến kết quả backtest không chính xác và khiến chiến lược thất bại khi áp dụng vào thị trường thực tế. Dưới đây là 6 lỗi phổ biến nhất và các cách để tránh chúng, có bổ sung ví dụ và bảng minh họa.
Được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia từ QMTrade và cộng đồng nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Truy cập ngay!