Giao dịch phái sinh là gì? Cách để giao dịch phái sinh hiệu quả

17/07/2024

765 lượt đọc

Giao dịch phái sinh không chỉ giúp nhà đầu tư bảo vệ tài sản trước sự biến động của thị trường mà còn mang lại nhiều cơ hội lợi nhuận từ việc đầu cơ và tối ưu hóa chiến lược đầu tư. Trong bài viết này, QM Capital sẽ giới thiệu giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về đặc điểm của chứng khoán phái sinh, vai trò và chức năng của chúng trong việc tạo cơ chế giá, quản lý rủi ro và tăng hiệu quả đầu tư. Đồng thời, bài viết cũng sẽ thảo luận về những rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư chứng khoán phái sinh và cách để giao dịch một cách hiệu quả. Hãy cùng QM Capital tìm hiểu sâu hơn về chứng khoán phái sinh trong bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về giao dịch phái sinh

Chứng khoán Phái sinh (CKPS) là hợp đồng được ký kết ở thời điểm hiện tại, dành cho một giao dịch sẽ diễn ra trong tương lai đối với một tài sản cơ sở ở mức giá được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Giao dịch phái sinh bao gồm nhiều loại khác nhau, như hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, và hợp đồng hoán đổi.

Giao dịch phái sinh mang lại nhiều ưu điểm cho nhà đầu tư.

  1. Đầu tiên, nó giúp giảm thiểu rủi ro bằng cách cho phép nhà đầu tư bảo vệ tài sản của mình trước biến động giá cả.
  2. Thứ hai, giao dịch phái sinh giúp tăng hiệu quả đầu tư nhờ vào thanh khoản cao và khả năng giao dịch ngay trong ngày.
  3. Cuối cùng, giao dịch phái sinh tạo ra cơ chế giá bằng cách cung cấp dữ liệu quan trọng về giá cả và phản ánh giá giao ngay làm cơ sở cho các hợp đồng tương lai.

Tuy nhiên, giao dịch phái sinh cũng có những nhược điểm. Nó thường liên quan đến đòn bẩy, dẫn đến khả năng mất mát lớn nếu thị trường không theo dự đoán. Hơn nữa, việc hiểu và thực hiện các chiến lược giao dịch phái sinh đòi hỏi kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm, làm tăng độ phức tạp cho nhà đầu tư mới.

2. Giao dịch phái sinh hoạt động như thế nào?

Giao dịch phái sinh hoạt động thông qua việc mua và bán các hợp đồng phái sinh trên các sàn giao dịch chứng khoán hoặc thị trường phi tập trung (OTC). Các nhà đầu tư tham gia vào giao dịch phái sinh để bảo vệ mình trước những biến động giá cả, hoặc để kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá giữa hiện tại và tương lai.

Ví dụ cụ thể: Giả sử Công ty C ký hợp đồng bán 200 tấn lúa cho Công ty D vào ngày 01/03/2022 với thông tin hợp đồng như sau:

  1. Ngày giao hàng: 01/09/2022
  2. Giá giao hàng: 5 triệu đồng/tấn

Hợp đồng này được coi như một hợp đồng phái sinh ký kết vào ngày 01/03/2022 dành cho giao dịch mua và bán sẽ diễn ra sau 6 tháng. Tài sản cơ sở của hợp đồng này là 200 tấn lúa, và giá bán được xác định ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng là 5 triệu đồng/tấn.

Đến ngày đáo hạn hợp đồng (01/09/2022), giá lúa trên thị trường là 6 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, Công ty C vẫn phải bán 200 tấn lúa cho Công ty D với giá 5 triệu đồng/tấn theo thỏa thuận trong hợp đồng.

3. Đặc điểm của chứng khoán phái sinh

Thời hạn cụ thể

Chứng khoán phái sinh là các hợp đồng có thời hạn cụ thể, ghi rõ ngày bắt đầu hiệu lực và ngày kết thúc. Ngay khi hợp đồng được ký kết, các bên tham gia có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận. Điều này tạo ra một cam kết pháp lý rõ ràng và minh bạch giữa các bên.

Đặc tính đòn bẩy tài chính

Chứng khoán phái sinh có đặc tính đòn bẩy tài chính cao, cho phép nhà đầu tư đầu tư dựa trên sự biến đổi giá trị của tài sản cơ sở trong tương lai mà không cần sở hữu tài sản đó. Tuy nhiên, cùng với tiềm năng lợi nhuận cao là mức độ rủi ro lớn. Do đó, nhà đầu tư phái sinh thường phải chịu áp lực lớn trong việc quản lý rủi ro.

Giá trị dựa trên tài sản cơ sở

Giá trị của chứng khoán phái sinh không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào giá trị của các tài sản cơ sở như cổ phiếu, hàng hóa, chỉ số... Điều này có nghĩa là biến động giá của tài sản cơ sở sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của hợp đồng phái sinh.

4. Các loại chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh bao gồm bốn loại chính: hợp đồng tương lai , hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, và hợp đồng hoán đổi. Mỗi loại chứng khoán phái sinh có đặc điểm và cơ chế giao dịch khác nhau, phù hợp với nhu cầu và chiến lược đầu tư cụ thể.

Hợp đồng tương lai (HĐTL)

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản ở mức giá xác định tại một thời điểm cụ thể trong tương lai. Hợp đồng này được chuẩn hóa và niêm yết, giao dịch công khai trên các Sở giao dịch chứng khoán. Các điều khoản trong hợp đồng tương lai bao gồm loại tài sản cơ sở, quy mô hợp đồng, và đơn vị niêm yết giá, đều được chuẩn hóa. Tại Việt Nam, hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là loại hình hợp đồng phái sinh duy nhất được phép giao dịch, cung cấp cho nhà đầu tư cơ hội phòng ngừa rủi ro hoặc kiếm lời từ biến động giá của chỉ số này.

  1. Ưu điểm: Hợp đồng tương lai được giao dịch công khai, giúp giảm thiểu rủi ro thanh toán do có sự giám sát của các Sở giao dịch. Độ thanh khoản cao và tính minh bạch cũng là những điểm mạnh của loại hợp đồng này.
  2. Nhược điểm: Rủi ro chính của hợp đồng tương lai là biến động giá mạnh có thể dẫn đến thua lỗ lớn nếu không quản lý rủi ro hiệu quả.

Biến động hợp đồng tương lai

Hợp đồng kỳ hạn (HĐKH)

Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản ở mức giá xác định vào một thời điểm cụ thể trong tương lai, nhưng không được giao dịch công khai mà chỉ thực hiện trên thị trường phi tập trung (OTC). Hợp đồng kỳ hạn được thiết lập dựa trên thỏa thuận cá nhân giữa người mua và người bán, không có sự chuẩn hóa như hợp đồng tương lai.

  1. Ưu điểm: Hợp đồng kỳ hạn có thể được tùy chỉnh linh hoạt theo nhu cầu của các bên tham gia, không bị ràng buộc bởi các quy định chuẩn hóa.
  2. Nhược điểm: Rủi ro thanh khoản và rủi ro đối tác là hai yếu tố đáng lo ngại, vì không có sự giám sát của thị trường công khai và khả năng một bên không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán là cao.

Hợp đồng quyền chọn (HĐQC)

Hợp đồng quyền chọn cho phép chủ sở hữu có quyền mua hoặc bán tài sản mức giá xác định trong tương lai. Hợp đồng quyền chọn mua khác hợp đồng tương lai ở điểm người sở hữu có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện theo những thoả thuận trong hợp đồng.

Ví dụ: Nếu bạn sở hữu một hợp đồng quyền chọn mua cổ phiếu X sẽ đáo hạn vào ngày 15/08/2023, nhưng bạn nhận thấy rằng nếu mua vào thì sẽ bị lỗ, bạn có thể quyết định không thực hiện quyền chọn của mình. Hợp đồng sau đó sẽ mất giá trị mà không ảnh hưởng đến bạn.

Hợp đồng hoán đổi (HĐHĐ)

Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận trao đổi các dòng tiền hoặc tài sản khác nhau giữa hai bên. Các hình thức hợp đồng hoán đổi phổ biến bao gồm hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, và hoán đổi tín dụng.

Ví dụ: Doanh nghiệp A có khoản vay với lãi suất thả nổi (tức thay đổi dựa theo kỳ hạn), muốn chuyển đổi sang lãi suất cố định để ổn định chi phí tài chính. Họ có thể ký hợp đồng hoán đổi lãi suất với doanh nghiệp B. Theo đó, doanh nghiệp A sẽ trả lãi suất cố định cho doanh nghiệp B, còn doanh nghiệp B sẽ trả lãi suất thả nổi cho doanh nghiệp A.

  1. Ưu điểm: Hợp đồng hoán đổi giúp các bên tham gia quản lý rủi ro lãi suất và tiền tệ, đồng thời tối ưu hóa các điều kiện tài chính của mình.
  2. Nhược điểm: Tương tự hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi cũng chứa rủi ro đối tác cao, vì không được giao dịch trên thị trường công khai.

3. Chức năng của chứng khoán phái sinh

4 chức năng chính của chứng khoán phái sinh

Tạo cơ chế giá

Thị trường chứng khoán phái sinh cung cấp nền tảng dữ liệu quan trọng về giá. Mọi hàng hóa đều có một mức giá giao ngay nhất định – tức mức giá mà các giao dịch có thể được thực hiện ngay lập tức. Mức giá này thường được lựa chọn làm cơ sở cho hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, không phải lúc nào một loại hàng hóa cũng chỉ có một giá giao ngay duy nhất. Với từng chủng loại sản phẩm khác nhau, mức giá này cũng sẽ khác nhau. Thị trường tương lai tổng hợp các dữ liệu này lại và đưa ra mức giá nhất quán, phản ánh giá giao ngay được lấy làm cơ sở.

Là một phương tiện quản lý rủi ro

Khả năng chấp nhận rủi ro của mỗi nhà đầu tư là khác nhau. Do đó, chứng khoán phái sinh được sử dụng như một công cụ phù hợp để quản lý rủi ro. Lựa chọn đầu tư phái sinh giúp bạn giảm thiểu thiệt hại khi thị trường cơ sở biến động.

Tăng hiệu quả thị trường

Đầu tư chứng khoán phái sinh góp phần đẩy mạnh hiệu quả chung của thị trường. Giao dịch phái sinh được tạo điều kiện tối ưu hơn so với chứng khoán cơ sở. Trong trường hợp thị trường cơ sở xuống dốc, nhà đầu tư vẫn có thể chuyển hướng sang phái sinh, qua đó tối ưu hiệu suất chung của thị trường.

Tăng hiệu quả đầu tư

Đối với nhà đầu tư cá nhân, tham gia chứng khoán phái sinh có thể tăng hiệu suất đầu tư do thị trường có nhiều ưu điểm vượt trội. Thị trường phái sinh có phương thức giao dịch tối ưu hơn so với thị trường cơ sở. Tại thời điểm năm 2024, chứng khoán cơ sở vẫn đang đi theo cơ chế T+2.5, tức cổ phiếu chỉ được bán sau khi mua 2.5 ngày. Trong khi đó, chứng khoán phái sinh được chấp thuận giao dịch ngay trong ngày.

5. Liệu giao dịch phái sinh có rủi ro không?

Câu trả lời là CÓ. Giống như bất kỳ hình thức đầu tư chứng khoán nào, đầu tư chứng khoán phái sinh cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số điểm cần lưu ý:

  1. Cơ chế giao dịch T+1 hoặc T+0: Nhà đầu tư có thể mua và bán ngay trong ngày hoặc vào ngày hôm sau. Điều này yêu cầu khả năng chọn thời điểm mua bán hợp lý để bảo toàn lãi, tránh tham lam giữ vị thế quá lâu gây thua lỗ.
  2. Rủi ro thị trường: Biến động giá tài sản cơ sở có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị hợp đồng phái sinh, gây ra thua lỗ nhanh chóng.
  3. Quản lý rủi ro: Nhà đầu tư cần có kiến thức vững vàng và thường xuyên cập nhật thông tin thị trường từ các nguồn uy tín để đưa ra quyết định đúng đắn, tránh bị tác động tâm lý bởi biến động xấu.
  4. Đòn bẩy tài chính: Chứng khoán phái sinh cho phép sử dụng đòn bẩy tài chính, có thể tăng lợi nhuận nhưng cũng tăng rủi ro. Nhà đầu tư có thể mất nhiều hơn số vốn ban đầu nếu không quản lý rủi ro hiệu quả.

6. Làm thế nào để giao dịch phái sinh một cách hiệu quả?

Trước khi quyết định đầu tư chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  1. Nghiên cứu kỹ về sản phẩm và cơ chế hoạt động của chứng khoán phái sinh trên thị trường.
  2. Lựa chọn công ty môi giới uy tín, đã có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trên thị trường nhằm hạn chế các rủi ro tài chính có thể xảy ra.
  3. Thường xuyên cập nhật thông tin của thị trường để kịp thời điều chỉnh chiến lược đầu tư.
  4. Chọn lọc các hạng mục đầu tư theo khả năng tài chính và mục tiêu tài chính dài hạn của bản thân.
  5. Quản lý rủi ro một cách cẩn thận, tránh hoảng loạn trước sự biến động của thị trường và hết sức bình tĩnh khi xuất hiện rủi ro.

Hy vọng qua bài viết trên, các nhà đầu tư đã có cái nhìn rõ ràng hơn về chứng khoán phái sinh tại Việt Nam, từ khái niệm cơ bản, cách thức hoạt động đến các loại chứng khoán phái sinh như hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi. Thông qua việc nắm vững kiến thức này, nhà đầu tư có thể tự tin hơn trong việc phân tích, tổng hợp thông tin để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, mang lại lợi nhuận. QM Capital hy vọng rằng bài viết này sẽ là nguồn tài liệu hữu ích, hỗ trợ mọi người trên chặng đường đầu tư.

📌TẠI QMTRADE, MỌI NGƯỜI CÓ THỂ DỄ DÀNG XÂY DỰNG VÀ KIỂM THỬ CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH PHÁI SINH TRƯỚC KHI SỬ DỤNG TIỀN THẬT ĐỂ TRÁNH NHỮNG RỦI RO KHÔNG ĐÁNG CÓ.

TRẢI NGHIỆM TÍNH NĂNG TẠI: QMTRADE

Chia sẻ bài viết

Đánh giá

Hãy là người đầu tiên nhận xét bài viết này!

Đăng ký nhận tin

Nhập Email để nhận được bản tin mới nhất từ QM Capital.

Bài viết liên quan

Tôi có nên tin tưởng vào bot giao dịch không?
07/09/2024
21 lượt đọc

Tôi có nên tin tưởng vào bot giao dịch không?

Trong lĩnh vực tài chính, tự động hóa có thể vừa mang lại lợi ích to lớn nhưng cũng vừa đáng lo ngại. Trong khi các bot giao dịch hứa hẹn với sự tiện lợi và các chiến lược có khả năng sinh lời, một câu hỏi quan trọng vẫn còn tồn tại: bạn có nên tin tưởng chúng với số tiền khó kiếm được của mình không? Trong bài viết này, QM Capital sẽ đi sâu vào những rủi ro và hạn chế vốn có khi dựa vào bot, trang bị cho bạn kiến ​​thức để đưa ra quyết định sáng suốt về việc kết hợp chúng vào chiến lược giao dịch của mình.

Nên tự giao dịch hay dùng Bot? Giao dịch bằng bot có tốt hơn giao dịch thủ công không?
29/08/2024
195 lượt đọc

Nên tự giao dịch hay dùng Bot? Giao dịch bằng bot có tốt hơn giao dịch thủ công không?

Giữa cuộc tranh luận giữa các chiến lược giao dịch tự động và thủ công gây ra nhiều cuộc thảo luận giữa các nhà đầu tư. Khi công nghệ ngày càng phát triển, nhiều người tự hỏi: Liệu giao dịch bằng Bot có tốt hơn giao dịch thủ công hay không?

Chỉ báo ATR (Average True Range) và ý nghĩa trong đầu tư
25/08/2024
141 lượt đọc

Chỉ báo ATR (Average True Range) và ý nghĩa trong đầu tư

Phạm vi thực trung bình (ATR) là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng trong thị trường tài chính để đo lường sự biến động. Vậy chỉ báo ATR là gì? Hãy cùng QM Capital tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Giao dịch thuật toán có kiếm được tiền một cách dễ dàng hay không?
23/08/2024
369 lượt đọc

Giao dịch thuật toán có kiếm được tiền một cách dễ dàng hay không?

Nhiều người muốn giao dịch một cách tự động, họ muốn robot có thể thực hiện các giao dịch thay cho họ, nhưng họ lại thấy giao dịch thuật toán khá phức tạp. Nhiều nhà giao dịch mới gia nhập thị trường cảm thấy khó nắm bắt giao dịch thuật toán và thường tự hỏi liệu các nhà giao dịch thuật toán có thực sự kiếm được tiền hay không. Câu trả lời là CÓ, các nhà giao dịch thuật toán thực sự có thể kiếm tiền, nhưng phần lớn trong số họ không thành công. Giao dịch là một công việc rất khó khăn, dù là giao dịch bằng thuật toán hay cách nào đi chẳng nữa thì bạn vẫn cần phải dành rất nhiều thời gian để rèn luyện kỹ năng. Bạn cần xác định rằng giao dịch thuật toán không hề đơn giản như những gì được trình bày trên các phương tiện truyền thông chính thống.

Sử dụng Robot đặt lệnh trong giao dịch
21/08/2024
384 lượt đọc

Sử dụng Robot đặt lệnh trong giao dịch

Robot giao dịch chứng khoán là thuật ngữ quen thuộc với các nhà đầu tư trên thế giới, đặc biệt tại Mỹ. Tuy nhiên, khái niệm này còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam

Các Loại Dữ Liệu Trong Giao Dịch Thuật Toán
20/08/2024
414 lượt đọc

Các Loại Dữ Liệu Trong Giao Dịch Thuật Toán

Trong giao dịch thuật toán, dữ liệu thị trường là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của các chiến lược giao dịch. Nhóm dữ liệu này bao gồm những thông tin cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng như mã chứng khoán, thời gian khớp lệnh, giá khớp lệnh, và khối lượng khớp lệnh. Đây là những thành phần thiết yếu để phân tích kỹ thuật và tạo ra các đồ thị OHLC, cho phép nhà đầu tư đánh giá xu hướng và biến động giá một cách chính xác.

video-image

Truy Cập Miễn Phí Thư Viện Bot Tín Hiệu Giao Dịch Tự Động

Được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia từ QMTrade và cộng đồng nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Truy cập ngay!