02/02/2024
10,909 lượt đọc
Chỉ báo “động lượng” (Momentum Indicator) phản ánh xu hướng và đánh giá tốc độ thay đổi của mức giá chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định. Dựa vào chỉ báo này, nhà đầu tư sẽ biết được mức giá có xu hướng tiếp tục hay đảo chiều. Để từ đó, là căn cứ cho những quyết định giao dịch chính xác hơn. Việc sử dụng hiệu quả chỉ báo Momentum cần sự hiểu biết về cách nó hoạt động, cũng như kỹ năng phân tích và áp dụng linh hoạt các thông tin mà chỉ báo này cung cấp trong từng bối cảnh của thị trường. Điều này không chỉ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về thị trường mà còn là công cụ đắc lực trong việc dự đoán xu hướng giá, hỗ trợ quyết định đầu tư một cách có căn cứ và hiệu quả.
Nguồn gốc của khái niệm động lượng bắt nguồn từ cuối thế kỷ 20. Năm 1978, kỹ sư cơ khí người Mỹ John Welles Wilder Jr đã giới thiệu chiến lược chỉ báo xung lượng. Khái niệm này liên quan đến tăng tốc và giảm tốc, và cổ phiếu di chuyển theo một hướng nhất định, lên hoặc xuống. Chỉ báo xung lượng đo lường tốc độ mà cổ phiếu sẽ tuân theo một xu hướng giá nhất định.
Chỉ báo Momentum (MOM) hay còn gọi là chỉ báo “động lượng”, là xung lượng, động lực hay đà thị trường. Trong lĩnh vực chứng khoán, chỉ báo được hiểu là sức mạnh của xu hướng. Theo đó, Momentum Indicator là chỉ báo có chức năng đo lường và đánh giá tốc độ thay đổi của giá và thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Momentum thường được được sử dụng để đo lường tốc độ thay đổi giá của cổ phiếu, sẽ thể hiện đà tăng hay giảm của giá chứng khoán thông qua tốc độ hoặc tỷ lệ mà giá của cổ phiếu thay đổi. Từ đó, chỉ báo này cũng cho thấy sự biến đổi trong tâm lý thị trường, khi các chỉ báo này đạt đến các vùng cực đoan (quá mua, quả bán) sẽ là các tín hiệu cảnh báo xu hướng thị trường có thể đảo chiều. Ngoài ra, chỉ báo động lượng còn là một công cụ hữu ích để xác định các thay đổi về phân kỳ.
Mặc dù hiện tại có nhiều chỉ báo hiệu quả hơn với độ chính xác cao nhưng chỉ báo Momentum là chỉ báo động lượng cổ điển, hiệu quả trong phân tích kỹ thuật cơ bản và được nhiều nhà đầu tư tin dùng. Và dưới đây chính là những ý nghĩa của chỉ báo Momentum trong việc phân tích, nhận định thị trường và tìm kiếm điểm mua-bán.
- Đánh giá sức mạnh của xu hướng
Đây là một trong những ý nghĩa quan trọng của chỉ báo động lượng Momentum. Dựa trên vị trí của đường Momentum và đường tham chiếu, nhà đầu tư có thể đánh giá xu hướng đang có chiều hướng tăng/giảm mạnh hay yếu hay chuẩn bị di chuyển sideway.
Khi đường Momentum nằm trên đường tham chiếu 0, cho thấy giá của phiên giao dịch hiện tại cao hơn phiên (n) trước đó, giá đang nghiêng về phe mua, thị trường tăng giá. Nếu khoảng cách của đường Momentum càng xa đường tham chiếu thì đà tăng càng mạnh và biến động yếu nếu gần đường tham chiếu.
Khi đường Momentum nằm dưới đường tham chiếu 0, xu hướng giá đang diễn ra là giảm, giá của phiên hiện tại thấp hơn giá của phiên trước đó (phiên n). Đường Momentum càng nằm sâu bên dưới, cách xa đường tham chiếu thì đà giảm càng mạnh và sideway nếu đường Momentum gần đường tham chiếu.
- Tín hiệu phân kỳ với đường giá
Với các chỉ báo động lượng nói chung và chỉ báo Momentum nói riêng thì phân kỳ với đường giá chính là một tín hiệu vô cùng quan trọng để xác định điểm đảo chiều.
Sự phân kỳ của chỉ báo động lượng là tình huống xu hướng đường giá chính đang diễn ra theo một chiều và đường dao động đang hiển thị ngược lại. Đây là chìa khóa để các chỉ báo tiết lộ nơi có thể xảy ra sự đảo chiều giá.
Trong phân tích kỹ thuật, sự phân kỳ thường được coi là một trong những chỉ báo mạnh mẽ nhất về biến động giá. Có hai trường hợp phân kỳ:
· Phân kỳ dương – Giá thị trường đang hiển thị các mức thấp thấp hơn liên tiếp, một xu hướng giảm, nhưng chỉ báo dao động đang hiển thị một xu hướng tăng.
· Phân kỳ âm – Thị trường đang cho thấy các đỉnh cao hơn liên tiếp, một xu hướng tăng, nhưng chỉ báo dao động đang cho thấy một xu hướng giảm.
- Xác định tín hiệu mua bán
Không chỉ cung cấp thông tin đánh giá sức mạnh xu hướng, tìm kiếm tín hiệu mua bán tiềm năng mà chỉ báo Momentum còn giúp NĐT bảo toàn lợi nhuận.
Tín hiệu mua: Nếu đường dao động đi lên từ vùng âm và vượt lên trên đường 0, đây là tín hiệu mua.
Tín hiệu bán: Nếu đường dao động đi xuống từ vùng dương và đi xuống dưới đường 0, đây là tín hiệu bán.
Giá đóng cửa của các phiên giao dịch là yếu tố giúp xác định chỉ số động lượng. Mức giá đóng cửa của các phiên giao dịch chính là yếu tố chính giúp tính toán ra Momentum.
Công thức tính Momentum như sau:
Cách 1: Momentum (M) = Close – Close_n
Cách 2: Momentum (M) = (C/Cn) * 100
Trong đó:
- C là giá đóng cửa mới nhất của một cổ phiếu cụ thể.
- Cn là giá đóng cửa “n” ngày trước đó.
Chỉ báo Momentum giúp xác định xu hướng của thị trường. Nhà đầu tư dựa vào chỉ báo này để xác định thị trường sẽ tiếp tục đi theo xu hướng hay xu hướng đang mất đà và bắt đầu đảo chiều. Chỉ báo này cho nhà đầu tư biết 3 loại tín hiệu như sau:
Chỉ báo Momentum giúp nhà đầu tư nhận diện được hướng đi của thị trường, đặc biệt là việc xác định liệu xu hướng hiện tại có tiếp tục duy trì hay đang dần suy yếu và có khả năng đảo chiều. Chỉ báo này cho nhà đầu tư biết 3 loại tín hiệu như sau:
Tín hiệu xuất hiện khi đường Momentum vượt qua mức 100, giúp xác định sự chuyển biến của thị trường.
Tín hiệu từ khi đường Momentum giao cắt với đường trung bình di động (MA), cung cấp cái nhìn về sự thay đổi ngắn hạn so với xu hướng trung hạn của thị trường.
Tín hiệu phân kỳ hoặc hội tụ giữa đường giá và chỉ báo Momentum, giúp phát hiện sớm những dấu hiệu về sự đảo chiều của xu hướng hiện tại.
Các cách giao dịch với Momentum phổ biến:
Khi đường chỉ báo Momentum đi lên và cắt qua đường 100, đó là dấu hiệu cho thấy phe mua đang chiếm ưu thế và có thể thị trường sẽ tiếp tục đi lên. Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư có thể xem xét mua vào để theo xu hướng tăng. Ngược lại, nếu đường Momentum quay đầu giảm xuống và cắt qua mốc 100, điều này báo hiệu phe bán đang có lợi và giá có khả năng sẽ giảm tiếp. Đây có thể là lúc để cân nhắc việc bán ra.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần lưu ý rằng đường chỉ báo 100 và Momentum cắt nhau khá thường xuyên, và đôi khi những tín hiệu này không thật sự mạnh. Vì vậy, để quyết định đầu tư một cách chắc chắn hơn, nhà đầu tư cũng nên kết hợp việc sử dụng chỉ báo Momentum với các phương pháp phân tích kỹ thuật khác để có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về thị trường.
Hội tụ và phân kỳ là kiến thức liên quan hầu hết với các các chỉ số thông dụng như MA, động lượng, chỉ số sức mạnh tương đối (RSI),... Khi đường biểu diễn chỉ số cùng chiều với đường giá được gọi là hiện tượng hội tụ. Còn đường chỉ số di chuyển ngược chiều với đường giá được gọi là hiện tượng phân kỳ. Việc xác định phân kỳ hoặc hội tụ của đường Momentum và đường giá cũng tương tự như vậy:
Sự phân kỳ xảy ra khi đường động lượng tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước nhưng đường giá tạo đỉnh cao hơn đỉnh trước đó.
Sự hội tụ xảy ra khi đường động lượng tạo đáy sau cao hơn đáy trước đó, nhưng đường giá lại tạo đáy sau thấp hơn đáy trước.
Khi có tín hiệu hội tụ hay phân kỳ của đường Momentum và đường giá sẽ cho nhà đầu tư biết rằng giá đang có xu hướng đảo chiều. Tuy nhiên, tín hiệu đảo này khá yếu và có thể sai nếu giá đang trong một xu hướng mạnh. Do đó việc phân tích sự đảo chiều của giá trong trường hợp này chỉ mang tính chất tương đối và không nên sử dụng các tín hiệu này một cách độc lập mà không kết hợp với các chỉ báo khác
Ngoài mốc 100, đường trung bình động (MA) cũng là một công cụ phân tích kỹ thuật được nhiều chuyên gia tin dùng. Điểm mà đường Momentum cắt qua đường MA thường được xem là dấu hiệu cho thấy khả năng giá sẽ thay đổi hướng và bắt đầu một xu hướng mới. Thông thường, sẽ cài đặt đường MA với các chu kỳ là 9, 14, 21 là phổ biến nhất. Chu kỳ càng dài thì độ chính xác càng cao. Theo đó:
Nếu đường động lượng tăng và cắt đường MA nhà đầu tư có thể vào lệnh mua.
Nếu đường động lượng đi xuống cắt đường MA thì nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh bán.
Chỉ báo Momentum có thể xác định các điểm đảo chiều xu hướng. Tuy nhiên, trong chiến lược động lượng này, nhà đầu tư cần kết hợp nó với một công cụ khác để cải thiện độ chính xác và loại bỏ các tín hiệu sai.
Chỉ báo Momentum và Kênh Keltner
Kênh Keltner, một công cụ chỉ báo khác, có thể được sử dụng cùng với chỉ báo Momentum để tăng cường khả năng nhận diện điểm đảo chiều của giá. Kênh Keltner sử dụng dải trên và dải dưới để xác định những khu vực có khả năng giá sẽ đảo chiều.
Tín hiệu giao dịch xuất hiện khi cả hai chỉ báo đồng thời chỉ ra rằng giá có khả năng đảo chiều. Đối với chỉ báo Momentum, nhà đầu tư có thể theo dõi và đánh dấu các điểm cực trị trên biểu đồ giao dịch cho một khoảng thời gian cụ thể cần quan tâm. Điều này giúp xác định rõ ràng hơn về những điểm có thể là cơ hội giao dịch khi giá chạm đến các điểm cực trị đó và đồng thời nằm trong khu vực đảo chiều được chỉ báo bởi Kênh Keltner.
- Tín hiệu mua: Trong một xu hướng giảm, tín hiệu mua được tạo ra khi chỉ báo Momentum giảm xuống mức cực thấp (ví dụ, dưới 98) và đồng thời giá chạm dải dưới của Kênh Keltner. Điều này cho thấy giá có thể sắp tăng trở lại.
- Tín hiệu bán: Trong một xu hướng tăng, tín hiệu bán xuất hiện khi chỉ báo Momentum tăng lên mức cực cao (ví dụ, trên 103) và giá chạm dải trên của Kênh Keltner. Đây có thể là dấu hiệu giá sắp giảm.
- Tín hiệu thoát: Khi chỉ báo momentum chạm tới điểm cực trị ngược lại hoặc khi giá chạm vào dải Keltner khác.
Bằng cách theo dõi sự kết hợp của hai chỉ báo này, nhà đầu tư có thể nhận diện được thời điểm thích hợp để mua vào hoặc bán ra, giúp tối ưu hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro trong giao dịch.
Chỉ báo Momentum mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư trong việc phân tích và đưa ra quyết định giao dịch. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả, nhà đầu tư cần ý thức được các hạn chế và biết cách kết hợp chỉ báo với các công cụ phân tích khác để đạt được kết quả tốt nhất.
Chỉ báo Momentum là một công cụ kỹ thuật đa dụng và hiệu quả, giúp nhà đầu tư theo dõi và phân tích xu hướng thị trường cũng như nhận diện các điểm đảo chiều tiềm năng. Với tính linh hoạt cao, chỉ báo này hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược giao dịch đa dạng, từ ngắn hạn đến dài hạn, phù hợp với mọi phong cách và nhu cầu của nhà đầu tư. Khả năng mở rộng và thích ứng với nhiều điều kiện thị trường khác nhau giúp chỉ báo Momentum trở thành công cụ không thể thiếu trong bộ công cụ giao dịch của bất kỳ nhà đầu tư nào, từ người mới bắt đầu đến chuyên nghiệp.
Tài liệu tham khảo:
Wall Street Mojo. (2023). “Momentum Indicator.”. https://www.wallstreetmojo.com/momentum-indicator/#how-to-use
CMC Markets. (2023). “Momentum Trading.” https://www.cmcmarkets.com/en/trading-guides/momentum-trading
0 / 5
Trong phân tích kỹ thuật, biểu đồ nến là một trong những công cụ phổ biến nhất mà các nhà giao dịch sử dụng để xác định xu hướng, sự biến động giá và các điểm vào/ra giao dịch tiềm năng. Trong số các loại mô hình nến, nến Bullish Marubozu được coi là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy động lực thị trường đang nghiêng về phía người mua. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về mẫu nến Bullish Marubozu, cách nó được hình thành, ý nghĩa, và cách các nhà giao dịch có thể tận dụng nó để đạt lợi thế trên thị trường.
Trong thị trường chứng khoán, việc nhận biết các tín hiệu đảo chiều là một trong những kỹ năng quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định kịp thời, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Các mẫu nến đảo chiều mạnh không chỉ là công cụ phân tích kỹ thuật hữu ích mà còn là "kim chỉ nam" để dự đoán sự thay đổi xu hướng giá. Dựa vào các mô hình nến này, nhà đầu tư có thể nhận diện thời điểm thị trường sắp tăng hoặc giảm, từ đó xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện backtest một chiến lược giao dịch đơn lẻ hoặc toàn bộ danh mục đầu tư, nhiều nhà giao dịch mắc phải những sai lầm phổ biến. Những lỗi này có thể dẫn đến kết quả backtest không chính xác và khiến chiến lược thất bại khi áp dụng vào thị trường thực tế. Dưới đây là 6 lỗi phổ biến nhất và các cách để tránh chúng, có bổ sung ví dụ và bảng minh họa.
Trong giao dịch, việc backtest một chiến lược là bước đầu tiên để đánh giá tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào một kết quả backtest tốt để quyết định áp dụng vào thực tế là một sai lầm phổ biến và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một chiến lược có thể đạt hiệu suất vượt trội trên dữ liệu lịch sử đơn thuần do sự may mắn ngẫu nhiên, nhưng lại thất bại hoàn toàn khi gặp các điều kiện thị trường khác biệt trong tương lai.
Mô phỏng Monte Carlo là một trong những công cụ thống kê quan trọng giúp phân tích và đo lường rủi ro của chiến lược giao dịch. Được ứng dụng rộng rãi trong tài chính, phương pháp này giúp các nhà giao dịch dự đoán các kịch bản có thể xảy ra trên thị trường, từ đó xây dựng các chiến lược có khả năng ứng dụng thực tế cao.
Trong quá trình thực hiện backtest một chiến lược giao dịch đơn lẻ hoặc toàn bộ danh mục đầu tư, nhiều nhà giao dịch mắc phải những sai lầm phổ biến. Những lỗi này có thể dẫn đến kết quả backtest không chính xác và khiến chiến lược thất bại khi áp dụng vào thị trường thực tế. Dưới đây là 6 lỗi phổ biến nhất và các cách để tránh chúng, có bổ sung ví dụ và bảng minh họa.
Được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia từ QMTrade và cộng đồng nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Truy cập ngay!