Quá trình niêm yết trên sàn NASDAG của Vinfast và mức định giá 23 tỷ USD

29/09/2023

11,449 lượt đọc

Quá trình niêm yết trên sàn NASDAG của Vinfast và mức định giá 23 tỷ USD


Nối tiếp phần trước nói về những định nghĩa cơ bản của SPAC (Special Purpose Acquisition Company), bài viết này sẽ nói cụ thể về quá trình VinFast sử dụng SPAC như thế nào để niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ và những câu chuyện thú vị xoay quanh mức định giá của cổ phiếu này.

Link phần 1


1, GIỚI THIỆU VINFAST VÀ BLACK SPADE (CÔNG TY SPAC GIÚP VINFAST NIÊM YẾT TRÊN NASDAQ)

- VinFast là công ty con của Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC) và được thành lập năm 2017, tại Hải Phòng. Với tầm nhìn sẽ thúc đẩy phong trào cách mạng xe điện thông minh toàn cầu, hiện VinFast đã phát triển thành công hệ sinh thái xe điện toàn diện gồm các dòng xe SUV điện; xe máy điện và xe buýt điện.

Hãng sở hữu nhà máy sản xuất ô tô hiện đại tại Hải Phòng, Việt Nam với tỷ lệ tự động hóa lên tới 90% và công suất sản xuất hàng năm lên đến 300.000 xe trong giai đoạn 1.

VinFast đã mở phòng trưng bày đầu tiên tại Mỹ vào năm 2022 tại California và ngày 28/7 đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại Bắc Carolina với mức đầu tư dự kiến 2 tỷ USD, nơi sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2025.

- Black Spade là đơn vị thuộc hệ sinh thái của Black Spade Capital, một công ty đầu tư tư nhân của doanh nhân Lawrence Ho- con trai vua sòng bài Macau Stanley Ho, nhà tài phiệt từng lãnh đạo đế chế casino lớn nhất châu Á SJM Holdings.

Chiến lược đầu tư của Black Spade Capital bao gồm đa dạng các loại tài sản như cổ phiếu (SPAC và trước IPO), thu nhập cố định và bất động sản.

Black Spade là công ty SPAC (Special Purpose Acquisition Company) được thành lập bởi Black Spade Capital vào tháng 7/2021 nhằm mục đích thực hiện giao dịch hợp nhất kinh doanh với công ty mục tiêu.

img_0

2, QUY TRÌNH VINFAST NIÊM YẾT TRÊN NASDAQ

- Ngày 20/7/2021, Black Spade được niêm yết trên sàn chứng khoán NYSE với mã giao dịch BSAQ, thu được 150 triệu USD trong phiên IPO và có thời gian 2 năm để đi bắt đầu đi tìm 1 công ty khác để mua lại.

- Cuối năm 2022, VinFast nộp hồ sơ đăng ký theo Mẫu F-1 lên Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) để phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

- Tuy nhiên, ngày 12/05/2023, VinFast và Black Spade công bố thỏa thuận sáp nhập doanh nghiệp. Công ty sau sáp nhập có tên là VinFast Auto Ltd, trong đó các cổ đông hiện hữu của VinFast sở hữu 99% cổ phần, còn Black Spade sở hữu 1% cổ phần.

- Do đó, đầu tháng 6/2023, VinFast rút đơn đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đã nộp trước đó vào tháng 12-2022 và nộp đơn đăng ký mới để niêm yết cổ phiếu tại Mỹ thông qua hợp nhất với Black Spade. Như vậy VinFast đã thay đổi thủ tục niêm yết tại Mỹ từ IPO qua SPAC để dễ được thông qua và nhanh chóng lên sàn hơn.

- Ngày 14/8/2023, VinFast hoàn tất giao dịch hợp nhất kinh doanh với Black Spade (Hoạt động sáp nhập - Merger). Sau giao dịch, VinFast sẽ tiếp tục kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Còn Black Spade sẽ tự hủy niêm yết và trở thành công ty con thuộc sở hữu 100% của VinFast.

- Ngày 15/8, VinFast đã rung chuông ra mắt trên sàn chứng khoán Mỹ Nasdaq Global Select Market, mã giao dịch VFS, mã chứng quyền VFSWW.


3, VÌ SAO CÓ MỨC ĐỊNH GIÁ 23 TỶ USD

Mức định giá này là do VinFast và Black Spade thỏa thuận và tự định giá khi tung ra 2.3 tỷ cổ phiếu với mức giá 10 USD/cổ.

Cơ cấu cổ đông sau hợp nhất của VinFast Auto Ltd sẽ bao gồm cổ đông của Vinfast và cổ đông của Black Spade (Ảnh - 1 số dữ liệu có thể thay đổi đôi chút do ảnh được cập nhật vào tháng 5, thời điểm công bố thỏa thuận của Vinfast và Black Spade, tuy nhiên không quá ảnh hưởng).

Trong đó, 3 cổ đông của Vinfast trước hợp nhất gồm Vingroup, VIG và Asian Star đã sở hữu tới 99% tổng số cổ phiếu, 1% còn lại là của Black Spade. Với sở hữu chéo trong mạng lưới các công ty con của VinGroup thì cá nhân ông Phạm Nhật Vượng sở hữu khoảng 45% cổ phần của VinFast.

Khi ra mắt thì VinFast chào bán cổ phiếu với mức giá 22 USD/cổ, đồng nghĩa với việc vốn hóa thị trường của công ty sẽ là 50.6 tỷ USD (22 USD x 2.3 tỷ cổ phiếu). Thậm chí sau phiên đầu tiên IPO thì giá cổ phiếu VinFast đóng cửa ở mức 37 USD giúp cho vốn hóa công ty đạt mức 85.1 tỷ USD. Từ đó thì mọi người sẽ hiểu lý do vì sao tài sản của bác Vượng lại biến động mạnh như vậy trong những ngày gần đây.

Tuy nhiên, mặc dù có 2.3 tỷ cổ phiếu nhưng số cổ phiếu tự do giao dịch trên TTCK của VinFast chỉ là 4.5 triệu cổ, tương đương tỷ lệ free float chỉ gần 2%. Thông thường với các cổ phiếu có tỷ lệ free float này thấp thì dễ xảy ra biến động mạnh về giá. Dễ hiểu là lượng cung ít nên chỉ cần 1 lượng cầu nhỏ cũng đủ đẩy giá lên cao và ngược lại, do đó doanh nghiệp gần như nắm đằng chuôi trong việc quyết định giá niêm yết trên TT.

Bài viết này sẽ không bàn đến câu chuyện định giá rẻ hay đắt, tự hào nghi ngờ. Vì mục đích chính của việc niêm yết là để gọi vốn cho công ty, do đó hãy theo dõi kết quả của việc này. Sau này khi gọi được thêm vốn và ban lãnh đạo VinFast phải bán bớt cổ phần ra thì lượng cổ phiếu lưu hành (free float) sẽ tăng lên, phản ánh chính xác hơn cung cầu và kỳ vọng của TT lên giá cổ phiếu, từ đó TT sẽ tự có mức định giá hợp lý cho cổ phiếu của VinFast.

Chia sẻ bài viết

Đánh giá

Hãy là người đầu tiên nhận xét bài viết này!

Đăng ký nhận tin

Nhập Email để nhận được bản tin mới nhất từ QM Capital.

Bài viết liên quan

Quantitative Research (Quant) – Tương lai nghề nghiệp và lựa chọn trường phù hợp
14/07/2025
159 lượt đọc

Quantitative Research (Quant) – Tương lai nghề nghiệp và lựa chọn trường phù hợp C

Trong những năm gần đây, thị trường tài chính Việt Nam có những bước phát triển đột phá. Một xu hướng rõ nét chính là sự nổi lên của lĩnh vực Quantitative Finance (Tài chính định lượng), hay còn được gọi tắt là Quant.

Hiểu đúng về Arbitrageur và vai trò trong giao dịch định lượng
12/07/2025
156 lượt đọc

Hiểu đúng về Arbitrageur và vai trò trong giao dịch định lượng C

Trong tài chính nơi thông tin được truyền đi trong mili-giây và giá cả được điều chỉnh liên tục bởi cung cầu toàn cầu, tồn tại một nhóm nhà đầu tư đặc biệt – những người không tìm kiếm giá rẻ để "ôm lâu", cũng không đặt cược vào xu hướng dài hạn. Họ đơn thuần là những người săn lùng sai lệch giá tạm thời giữa các thị trường hoặc sản phẩm tài chính tương đồng. Họ được gọi là arbitrageurs, hay còn gọi là nhà kinh doanh chênh lệch giá.

 Biến ngẫu nhiên là gì và tại sao nó lại quan trọng trong giao dịch định lượng?
10/07/2025
174 lượt đọc

 Biến ngẫu nhiên là gì và tại sao nó lại quan trọng trong giao dịch định lượng? C

Trong quant trading (giao dịch định lượng), mọi quyết định mà nhà đầu tư đưa ra đều dựa trên một sự thật cốt lõi: thị trường là bất định. Bạn không thể biết chắc ngày mai giá cổ phiếu sẽ tăng hay giảm. Cũng không thể khẳng định chắc chắn mức độ biến động tuần tới là cao hay thấp. Tất cả những yếu tố này đều mang tính ngẫu nhiên và đó là lý do biến ngẫu nhiên (random variable) trở thành nền tảng không thể thiếu trong bất kỳ mô hình định lượng nào.

Statistics: Ngôn ngữ bí mật đằng sau những quyết định tài chính thông minh
09/07/2025
180 lượt đọc

Statistics: Ngôn ngữ bí mật đằng sau những quyết định tài chính thông minh C

Khi nhắc tới toán học, nhiều người hình dung ngay tới những phương trình phức tạp hoặc công thức khô khan. Thế nhưng có một nhánh của toán học không chỉ gần gũi với đời sống mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực hiện đại, từ kinh doanh, đầu tư, khoa học, y tế, cho đến trí tuệ nhân tạo: đó chính là thống kê (statistics).

Median là gì và tại sao nó quan trọng với nhà đầu tư?
07/07/2025
147 lượt đọc

Median là gì và tại sao nó quan trọng với nhà đầu tư? C

Dữ liệu không bao giờ “hiền lành”. Một vài cổ phiếu có thể tăng sốc 50%, 100%, trong khi phần lớn các mã còn lại chỉ quanh quẩn trong biên độ ±5%. Lúc này, nếu bạn dùng trung bình cộng (mean) để đánh giá danh mục, rất dễ bị đánh lừa.

PDE – Phương trình mô tả sự thay đổi: Tại sao dân Quant ở Việt Nam cần hiểu?
06/07/2025
339 lượt đọc

PDE – Phương trình mô tả sự thay đổi: Tại sao dân Quant ở Việt Nam cần hiểu? C

Trong tài chính định lượng (Quantitative Finance), có một khái niệm xuất hiện lặp đi lặp lại trong mọi mô hình liên quan đến định giá, kiểm soát rủi ro, và chiến lược phái sinh: PDE – Partial Differential Equation (phương trình vi phân riêng phần).

video-image

Truy Cập Miễn Phí Thư Viện Bot Tín Hiệu Giao Dịch Tự Động

Được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia từ QMTrade và cộng đồng nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Truy cập ngay!