Vốn ngoại, vì sao bán ròng mạnh trên Thị trường Chứng khoán trong 4 năm gần đây?

17/10/2023

5,501 lượt đọc

Vốn ngoại, vì sao bán ròng mạnh trên Thị trường Chứng khoán (TTCK) trong 4 năm gần đây?


Sau giai đoạn mua ròng liên tục trong hơn một thập kỷ từ 2006-2018, dòng tiền khối ngoại đã có dấu hiệu chững lại trước khi rút ròng rất mạnh trong 2 năm 2020-2021 với tổng giá trị gần 80.000 tỷ đồng.
Ngoại trừ giai đoạn mua ròng mạnh cuối 2022 tại vùng đáy TTCK nhờ yếu tố định giá hấp dẫn sau giai đoạn giảm mạnh thì nhìn chung xu hướng 4 năm trở lại đây của khối ngoại vẫn là bán ròng (Ảnh 1). Lũy kế 8 tháng 2023, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 3,400 tỷ đồng.
Vậy thì lý do đằng sau là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết '60.000 Giá trị giao dịch ròng của khối ngoại Đvt: tỷ đồng 40.000 20.000 (20.000) (40.000) (60.000) (80.000) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 ၁0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 ετοτ 2014 2015 2016 2017 2018 στο7 0027 20ο0 2022 2ο*'


1, THIẾU CÁC DEAL ĐẦU TƯ LỚN

Nhìn lại lịch sử, các giai đoạn khối ngoại mua ròng mạnh tay đều gắn liền với làn sóng doanh nghiệp “bom tấn” đổ bộ sàn chứng khoán.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết '1600 Tương quan giữa VN-Index và số lượng DN niêm yết mới trên HoSE SLDN niêm yết mới 1400 -VN-Index 1200 90 1000 80 70 800 60 600 50 400 40 200 30 20 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2009 208'

Giai đoạn 2006-2010 là sóng thoái vốn, cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước kéo theo hàng loạt “tên tuổi” lên sàn như Vietcombank (VCB), VietinBank (CTG), Bảo Việt (BVH), FPT, PV Drilling (PVD),… Bên cạnh đó, hàng loạt doanh nghiệp tư nhân lớn cũng niêm yết: Vingroup (VIC), Masan (MSN), Dược Hậu Giang (DHG).

Đến giai đoạn 2016-2018, sự ra đời Quyết định 51/2014/QĐ-CP buộc Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) sau cổ phần hóa phải lên sàn chứng khoán đã tạo ra một làn sóng đầu tư mới. Nhiều “tên tuổi” đáng chú ý như Cảng Hàng không (ACV), VEAM (VEA), DAP – Vinachem (DDV), Tập đoàn Cao su (GVR), Becamex IDC (BCM), Sabeco (SAB), Habeco (BHN), Petrolimex (PLX), PV Power (POW), PV Oil (OIL), Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR)… đã ồ ạt đổ bộ lên sàn chứng khoán.

Khẩu vị của dòng tiền ngoại phần lớn là đầu tư dài hạn nên rất thích các deal đầu tư lớn như vậy, mục tiêu là có thể chi phối doanh nghiệp luôn. Ví dụ các thương vụ thoái vốn Nhà nước gần đây tại Vinamilk, Sabeco, Nhựa Bình Minh đều rất được họ quan tâm.

Tuy nhiên, từ sau năm 2018 đến nay, các hoạt động IPO và lên sàn chứng khoán diễn ra rất ảm đạm. Dư địa xuất hiện thêm những bom tấn cũng không còn nhiều. Những DNNN thực sự được quan tâm lại chỉ đếm trên đầu ngón tay như Agribank, Vinacomin - TKV, Mobifone, VNPT, SJC, Vinafood1. Nhóm tư nhân cũng không có nhiều doanh nghiệp “hot” để chờ đợi ngoài một vài cái tên như Thaco, TH True Milk,… Chưa kể lộ trình lên sàn của các tên tuổi này vẫn còn bỏ ngỏ.


2, THIẾU CƠ HỘI ĐẦU TƯ TRÊN TTCK

Dựa vào số liệu từ FDI (vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp - phân biệt với vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp trên TTCK là FII) (Ảnh 3), có thể thấy họ khá ưa chuộng 1 số lĩnh vực như: ngành Công nghiệp chế biến chế tạo, Bất động sản, và Sản xuất điện, nước. Tuy nhiên, trên TTCK, ngoài Bất động sản thì các ngành kia đều có khá ít công ty có vốn hóa đủ lớn để đầu tư. Cơ cấu lệch hẳn về nhóm Tài chính (Ngân hàng, Chứng khoán, Bảo hiểm) là lý do khiến TTCK Việt Nam kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài vì thiếu cơ hội đầu tư, từ đó cũng khó đặt được mức định giá cao.

Có thể là đồ họa về văn bản cho biết 'Tỷ trọng FDI theo lĩnh vực Sản xuất, điện, khí, nước, phân phối hòa điều 8,7% động kinh sản Hoạt doanh 15,1% động Công nghiệp chế biến, 59,3% hết tạo Công nghiệp chế biến, chế tạo Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa Xây dựng Vận tải kho bãi Khai khoáng Giáo dục và đào tạo Hoạt động kinh doanh bất động sản Dịch lưu trú và ăn uống Bán buôn bán lẻ; sửa chữa tô, mô tô, xe máy Thông tin truyền thông Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ Khác'


3, THIẾU ROOM ĐẦU TƯ

Giai đoạn năm 2015, câu chuyện nới room từng là chất xúc tác cho TTCK khi mở ra cơ hội cho dòng vốn ngoại đổ thêm nhiều hơn vào TT. Thay vì mức tối đa 49%, lần đầu tiên Chính phủ cho phép mức tỷ lệ sở hữu nước ngoài không hạn chế sau khi Nghị định 60/2015/NĐ-CP ra đời.

Tuy nhiên, sau hơn 7 năm, kết quả lại không như kỳ vọng ban đầu. Hiện chứng khoán Việt Nam chỉ có khoảng 100 trong hơn 1.600 tổ chức niêm yết (tương đương khoảng 6%) mở room ngoại ở mức tối đa 100%. Trong khi đó, có tận 343 doanh nghiệp khóa room xuống 0%. Xét riêng ở nhóm cổ phiếu VN30, cũng chỉ có 3 cổ phiếu gồm VNM, SAB và SSI không hạn chế sở hữu của khối ngoại.

Quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng bị giới hạn ở mức 30% cũng khiến các "cổ phiếu vua" khó hút khối ngoại. Nhiều ngân hàng "hot" hiện đã gần chạm ngưỡng tối đa 30%, thậm chí kín room. Do đó cũng hạn chế khá nhiều các cơ hội đầu tư để dòng vốn ngoại có thể tham gia trên TT.

Chia sẻ bài viết

Đánh giá

Hãy là người đầu tiên nhận xét bài viết này!

Đăng ký nhận tin

Nhập Email để nhận được bản tin mới nhất từ QM Capital.

Bài viết liên quan

TÓM TẮT BÀI PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH FED
18/12/2023
5,883 lượt đọc

TÓM TẮT BÀI PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH FED

Fed giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25 - 5,5% trong cuộc họp thứ 3 liên tiếp (đây là lãi suất ở mức cao nhất trong 22 năm). Họ vẫn tập trung vào nhiệm vụ kép là tối đa việc làm và giá cả ổn định (Ông Powell củng cố cam kết đạt mục tiêu lạm phát 2%).

CẬP NHẬT VĨ MÔ THÁNG 11/2023
11/12/2023
5,656 lượt đọc

CẬP NHẬT VĨ MÔ THÁNG 11/2023

CẬP NHẬT VĨ MÔ THÁNG 11/2023

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA SCB HIỆN TẠI RA SAO?
11/12/2023
5,282 lượt đọc

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA SCB HIỆN TẠI RA SAO?

Trước khi drama bị phanh phui, tổng tài sản của SCB tính đến cuối Q2/2022 là hơn 761,000 tỷ, cao thứ 5 trong nhóm Ngân hàng (chỉ thua Big 4)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TĂNG GIÁ ĐIỆN
05/12/2023
4,778 lượt đọc

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TĂNG GIÁ ĐIỆN

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ 9/11 giá bán lẻ điện bình quân sẽ tăng 4,5%, lên mức 2.006,79 đồng/kWh. Đây là đợt tăng lần thứ 2 trong năm, đưa giá điện tăng tổng cộng 7,6%

CÂU CHUYỆN MARGIN
05/12/2023
6,044 lượt đọc

CÂU CHUYỆN MARGIN

Ghi nhận tại các công ty chứng khoán (CTCK) cuối tháng 10 cho thấy dư nợ margin hiện giảm khoảng 10-15% so với vùng đỉnh ngắn hạn cuối Q3/2023. Tuy nhiên, Tỷ lệ margin/vốn hóa vẫn ở mức cao. Tỷ lệ này thậm chí tăng cao khi Vnindex điều chỉnh cuối tháng 9 do việc sử dụng thêm margin để bắt đáy (hoặc gồng lỗ với margin).

Bà Trương Mỹ Lan đã "RÚT RUỘT" 11% GDP Việt Nam như thế nào?
05/12/2023
11,231 lượt đọc

Bà Trương Mỹ Lan đã "RÚT RUỘT" 11% GDP Việt Nam như thế nào?

Chưa bao giờ có 1 vụ án với những con số khổng lồ như vậy trong lịch sử ngành tài chính Việt nam. 1,066,000 tỷ đồng là số tiền bà Trương Mỹ Lan (TML) đã âm thầm rút ra từ ngân hàng SCB. Nếu bạn vẫn chưa mường tượng ra thì nó tương đương gần 11% GDP toàn Việt Nam năm 2022. Tức là bằng 1/10 giá trị hàng hóa của toàn bộ Việt Nam sản xuất ra trong năm 2022. Khủng khiếp.

video-image

Truy Cập Miễn Phí Thư Viện Bot Tín Hiệu Giao Dịch Tự Động

Được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia từ QMTrade và cộng đồng nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Truy cập ngay!