Drawdown là gì? Làm sao để nhà đầu tư kiểm soát được Drawdown?

18/03/2024

6,509 lượt đọc

Drawdown là gì? Làm sao để nhà đầu tư kiểm soát được Drawdown?

Quản lý vốn không chỉ đóng vai trò là một yếu tố quan trọng, mà còn là điều cốt lõi giúp nhà đầu tư định hình và duy trì chiến lược của mình trong dài hạn. Đặc biệt với những nhà đầu tư mới gia nhập thị trường, việc thiết lập một kế hoạch quản lý vốn linh hoạt, phù hợp với khả năng và kinh nghiệm cá nhân là bước đầu tiên và quan trọng nhất trên con đường thành công. Nhiều người mới bắt đầu thường mắc phải sai lầm khi chỉ tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận mà quên mất một khía cạnh then chốt khác: làm thế nào để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch, điều này càng trở nên cực kỳ quan trọng đối với những tài khoản sử dụng margin. Và Drawdown trở nên vô cùng quan trọng, Drawdown không chỉ phản ánh mức độ sụt giảm tài khoản trong một khoảng thời gian nhất định, mà còn là một chỉ số không thể thiếu giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro của mình. Việc hiểu rõ và áp dụng kiến thức về Drawdown sẽ giúp nhà đầu tư xác định được khi nào cần phải điều chỉnh chiến lược, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự ổn định cho tài khoản đầu tư của mình trong dài hạn.

1. Drawdown là gì?

Drawdown là một thuật ngữ sử dụng để chỉ mức sụt giảm mạnh nhất ở trong tài khoản của nhà đầu tư hay nói cách khác Drawdown là số tiền sụt giảm mạnh nhất từ phần đỉnh cao nhất xuống dưới đáy thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường thì Drawdown sẽ được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%).

Dựa vào sự biến động đi xuống của tài khoản, nhà đầu tư có thể tính toán được khoảng thời gian để duy trì lệnh giao dịch của mình. Đồng thời Drawdown cũng cho nhà đầu tư biết được có nên duy trì vị thế đang mở hay không nếu như số tiền sụt giảm quá lớn.

Ý nghĩa của Drawdown

Drawdown là một chỉ số luôn xuất hiện ở trong mọi hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư. Chỉ số này cho thấy những khe hở trong kế hoạch quản trị rủi ro và mức độ thua lỗ ở trong phương pháp đầu tư. Vậy nên, việc có thể hiểu được ý nghĩa của drawdown trước khi bắt đầu quá trình đầu tư là một điều vô cùng quan trọng. Cụ thể:

Mức drawdown thấp sẽ cho thấy được hệ thống quản lý vốn của nhà đầu tư đang hoạt động rất tốt, cần phải được tiếp tục phát huy hiệu quả để có thể duy trì ổn định trong dài hạn. 

Ngược lại, nếu mức drawdown lớn sẽ thể hiện rằng chiến lược đầu tư của nhà đầu tư đang sử dụng có một mức độ rủi ro cao, tài khoản đang có nguy cơ bị “cháy” lớn. Đây chính là thời điểm các nhà đầu tư cần phải xem xét để điều chỉnh lại hệ thống giao dịch sao cho nó hợp lý ngay lập tức, tránh thua lỗ quá lớn và ưu tiên bảo toàn được nguồn vốn.

Nói chung tỷ lệ drawdown của tài khoản sẽ có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ thành công. Drawdown càng cao thì chứng tỏ tỷ lệ thành công sẽ càng thấp và ngược lại. Tỷ lệ drawdown chính là thước đo kiểm tra được hệ thống giao dịch của các nhà đầu tư. Thông qua đó, các nhà đầu tư sẽ biết cần phải thay đổi hoặc tiếp tục kế hoạch đầu tư hiện tại.

Tỷ lệ drawdown chính là tiêu chí quan trọng giúp các nhà đầu tư lựa chọn các tài khoản chuyên gia tốt để có thể giao dịch sao chép (copy trading). Đồng thời, tỷ lệ drawdown cũng là một trong các tiêu chí đánh giá quan trọng để lựa chọn ra nhà đầu tư chiến thắng trong những cuộc thi. Nhà đầu tư cần phải đảm bảo được tài khoản vừa có phần trăm sinh lời cao nhưng vừa có mức Maximum Drawdown (tỷ lệ drawdown tối đa) ở mức thấp nhất.

2. Các loại Drawdown

Drawdown chỉ sử sụt giảm vốn ở trong một khoảng thời gian nhất định nhưng nó lại có 3 cách tính. Mỗi cách tính sẽ có một ý nghĩa khác nhau đối với các nhà đầu tư. Dưới đây là 3 loại drawdown:

2.1. Absolute Drawdown (ADD) 

Absolute Drawdown hay còn gọi là mức rút vốn tuyệt đối là mức sụt giảm lớn nhất của tài khoản so với số vốn ban đầu hay tính từ lúc nạp tiền vào tài khoản trong một giai đoạn nhất định. Absolute Drawdown được tính bằng khoảng cách từ đáy thấp nhất của số vốn đến số dư ban đầu của tài khoản và được thể hiện bằng một số tiền tuyệt đối chứ không phải là tỷ lệ phần trăm. 

Giá trị Absolute Drawdown của tài khoản chỉ thay đổi khi số dư của tài khoản tạo đáy thấp hơn đáy trước đó. Chỉ tiêu này thể hiện được kết quả lỗ vốn cao nhất tính từ thời điểm nạp tiền vào tài khoản đến thời điểm hiện tại. Absolute Drawdown càng tăng thì cho thấy nhà đầu tư đang thua lỗ càng nhiều so với số vốn ban đầu.

Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện Absolute Drawdown (ADD)

Công thức: 

Absolute Drawdown  = (Số dư ban đầu – mức lỗ lớn nhất so với số dư ban đầu) / Số dư ban đầu × 100%

Ví dụ: Một nhà đầu tư đã tăng số dư tài khoản giao dịch của mình từ 200 triệu VND lên 300 triệu VND sau vài tháng giao dịch. Tuy nhiên, thật không may, vì một số lý do, số dư tài khoản của anh ấy giảm xuống còn 200 triệu VND từ mức 300 triệu VND. Lúc này, tài khoản của anh ấy trở lại điểm bắt đầu, tức là không lãi cũng không lỗ. Vì vậy, mức Rút vốn Tuyệt đối sẽ là 0, vì giao dịch bắt đầu từ số dư ban đầu và kết thúc không thay đổi so với điểm xuất phát\

2.2. Maximum Drawdown (MDD)

Maximum Drawdown hay còn gọi là rút vốn tối đa là chỉ mức sụt giảm tối đa của tài khoản tính từ ở đỉnh vốn cao nhất đến phần đáy vốn thấp nhất tiếp theo sau đỉnh vốn đó. Maximum Drawdown của tài khoản giao dịch sẽ không được ghi nhận cho đến khi biến động vượt đỉnh, đáy thấp nhất.

Công thức: 

Maximum Drawdown (%) = (Đáy vốn - Đỉnh vốn)/Đỉnh vốn×100%

Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện Maximum Drawdown (MDD)

Hình 2.3. Ví dụ về Maximum Drawdown

2.3. Relative Drawdown (RDD)

Relative Drawdown hay còn gọi là Rút vốn tương đối 

Công thức: 

Relative Drawdown = Maximum Drawdown / Đỉnh cao nhất của số vốn

Dựa vào giá trị này các nhà đầu tư có thể biết mình thua lỗ bao nhiêu phần trăm. Từ đó có thể dễ dàng hình dung được mức độ rủi ro hơn so với việc nhìn vào một con số tuyệt đối như Maximum Drawdown.

Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện Relative Drawdown (RDD)

Ví dụ: Giả sử nhà đầu tư có một tài khoản đầu tư 10 triệu đồng và nhà đầu tư chịu lỗ liên tiếp 3 triệu đồng. Trong trường hợp này, Relative Drawdown của nhà đầu tư sẽ là 30%, bởi vì nhà đầu tư đã mất 30% giá trị tài khoản từ mức cao nhất.

3. Làm thế nào để kiểm soát Drawdown trong đầu tư 

Đặt Stop loss thì lệnh của nhà đầu tư sẽ tự đóng khi mà giá quay đầu đi ngược lại với kỳ vọng. Lệnh này tuy không giúp cho các nhà đầu tư hòa vốn nhưng có thể giúp giảm thiểu được sự thua lỗ và cháy tài khoản. Do đó, để kiểm soát được Drawdown thì việc cần thiết và quan trọng nhất trong quá trình đặt lệnh chính là cắt lỗ. Đây cũng là một lệnh bất thành văn mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải nhớ.

Cách để kiểm soát Drawdown tốt nhất là nhà đầu tư chỉ nên sử dụng 2% vốn cho bất kỳ một giao dịch nào. 

Ví dụ: 2 nhà đầu tư bắt đầu giao dịch với một số vốn là 10.000 $. Nhà đầu tư A sử dụng quy tắc 2% và nhà đầu tư B sử dụng 5% vốn. Đặt giải thiết rằng họ đều sẽ bị thua lỗ ở trong 5 giao dịch liên tiếp. Khi này thì tài khoản nhà đầu tư A bị giảm 10%, tài khoản nhà đầu tư B bị giảm 25%. 

Như vậy, nhà đầu tư A chỉ cần gia tăng tỷ lệ vốn là 11% để có thể lấy bù lại khoản lỗ của mình trong khi đó nhà đầu tư B sẽ cần phải có một chiến lược giao dịch hiệu quả hơn để có thể bù đắp khoảng 30% vốn.

Để giảm tỷ lệ Drawdown thì nhà đầu tư nên giới hạn một giao dịch ở một thời điểm. Nếu như nhà đầu tư chỉ thực hiện một giao dịch tại một thời điểm và giữ cho mức rủi ro ở mức 2% trong mỗi giao dịch và ở trong trường hợp xấu nhất nhà đầu tư sẽ chỉ mất 2%.

Theo nguyên tắc chung thì một ngày nhà đầu tư chỉ được để thua lỗ 5 – 6% tài khoản. Khi giao dịch đạt đến được mức thua lỗ này thì nên ngừng tài khoản. Việc gỡ lại phần vốn ban đầu nên bắt đầu cho ngày hôm sau. Bởi nếu mà gỡ tiếp thì chỉ dẫn đến Fomo mà thôi.

Trường hợp nếu nhà đầu tư thua lỗ quá thường xuyên thì nên dừng lại và xem xét lại chiến lược giao dịch, học thêm những kiến thức về đầu tư và phân tích thị trường. Đừng có “cố đấm ăn xôi” sẽ làm cho nhà đầu tư thua lỗ nhiều hơn mà thôi.

Tâm lý bất ổn sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thua lỗ một cách thường xuyên. Do vậy, một trong những cách quản lý rủi ro tốt nhất là nhà đầu tư cần kiểm soát tâm lý thật tốt.

Khi drawdown tăng thì cần phải bình tĩnh tìm ra được chiến lược bù đắp hiệu quả nhất. Khi drawdown giảm thì cũng không nên quá vui mừng bởi thị trường luôn có sự biến động. Đôi khi thị trường lật mặt ở trong phút chốc, hiện tại bạn đang chiến thắng nhưng chỉ một giây sau thì bạn có thể thua lỗ. Kiểm soát tâm lý sẽ chính là chìa khóa đưa bạn đến thành công.

Tóm lại, mặc dù chỉ số Drawdown thật sự rất quan trọng ở trong hoạt động quản lý vốn, quản trị rủi ro nhưng không ít các nhà đầu tư vẫn xem nhẹ nó. Dù cho kỹ thuật phân tích tốt đến đâu hoặc tỷ lệ giao dịch thành công có cao như thế nào nhưng nếu như không quản lý vốn tốt, không quản trị rủi ro hiệu quả thì về lâu về dài, sẽ không thể đạt được mức lợi nhuận như kỳ vọng. Việc để theo dõi Drawdown của tài khoản rất dễ dàng, tuy nhiên cái khó là ở chỗ làm sao để có thể kiểm soát nó được ở mức thấp nhất. Có vô vàn các kỹ thuật, quy tắc để các nhà đầu tư quản lý vốn được hiệu quả nhưng quan trọng hơn hết vẫn là tính kỷ luật.

Tài liệu tham khảo

MyTrade. (2022). “Drawdown là gì.” https://mytrade.vn/drawdown-la-gi

Investopedia (2023). “Drawdown: What It Is, Risks, and Examples”. https://www.investopedia.com/terms/d/drawdown.asp



Chia sẻ bài viết

Đánh giá

Hãy là người đầu tiên nhận xét bài viết này!

Đăng ký nhận tin

Nhập Email để nhận được bản tin mới nhất từ QM Capital.

Bài viết liên quan

Chỉ báo đảo chiều chính xác nhất dành cho nhà giao dịch
26/11/2024
264 lượt đọc

Chỉ báo đảo chiều chính xác nhất dành cho nhà giao dịch C

Trong lĩnh vực giao dịch tài chính, khả năng xác định chỉ báo đảo chiều chính xác nhất chính là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một giao dịch. Việc nhận diện các tín hiệu đảo chiều đáng tin cậy trong bối cảnh thị trường luôn biến động không chỉ giúp tối ưu hóa lợi nhuận mà còn bảo vệ nhà giao dịch khỏi những tổn thất tiềm tàng.

Hiểu về RSI Divergence trong Tín Hiệu Giao Dịch
24/11/2024
204 lượt đọc

Hiểu về RSI Divergence trong Tín Hiệu Giao Dịch C

RSI (Relative Strength Index) là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến, giúp các nhà giao dịch xác định các điểm đảo chiều tiềm năng và đưa ra quyết định giao dịch thông minh hơn.

Mẫu nến Bullish Marubozu: Dấu hiệu mạnh mẽ của động lực mua trong thị trường
21/11/2024
162 lượt đọc

Mẫu nến Bullish Marubozu: Dấu hiệu mạnh mẽ của động lực mua trong thị trường C

Trong phân tích kỹ thuật, biểu đồ nến là một trong những công cụ phổ biến nhất mà các nhà giao dịch sử dụng để xác định xu hướng, sự biến động giá và các điểm vào/ra giao dịch tiềm năng. Trong số các loại mô hình nến, nến Bullish Marubozu được coi là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy động lực thị trường đang nghiêng về phía người mua. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về mẫu nến Bullish Marubozu, cách nó được hình thành, ý nghĩa, và cách các nhà giao dịch có thể tận dụng nó để đạt lợi thế trên thị trường.

Những mẫu nến đảo chiều mạnh mà nhà đầu tư chứng khoán nhất định phải biết
20/11/2024
123 lượt đọc

Những mẫu nến đảo chiều mạnh mà nhà đầu tư chứng khoán nhất định phải biết C

Trong thị trường chứng khoán, việc nhận biết các tín hiệu đảo chiều là một trong những kỹ năng quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định kịp thời, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Các mẫu nến đảo chiều mạnh không chỉ là công cụ phân tích kỹ thuật hữu ích mà còn là "kim chỉ nam" để dự đoán sự thay đổi xu hướng giá. Dựa vào các mô hình nến này, nhà đầu tư có thể nhận diện thời điểm thị trường sắp tăng hoặc giảm, từ đó xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả.

6 lỗi khi backtest danh mục đầu tư
19/11/2024
132 lượt đọc

6 lỗi khi backtest danh mục đầu tư C

Trong quá trình thực hiện backtest một chiến lược giao dịch đơn lẻ hoặc toàn bộ danh mục đầu tư, nhiều nhà giao dịch mắc phải những sai lầm phổ biến. Những lỗi này có thể dẫn đến kết quả backtest không chính xác và khiến chiến lược thất bại khi áp dụng vào thị trường thực tế. Dưới đây là 6 lỗi phổ biến nhất và các cách để tránh chúng, có bổ sung ví dụ và bảng minh họa.

Kiểm tra tính bền vững – Tìm kiếm chiến lược giao dịch đáng tin cậy
15/11/2024
453 lượt đọc

Kiểm tra tính bền vững – Tìm kiếm chiến lược giao dịch đáng tin cậy C

Trong giao dịch, việc backtest một chiến lược là bước đầu tiên để đánh giá tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào một kết quả backtest tốt để quyết định áp dụng vào thực tế là một sai lầm phổ biến và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một chiến lược có thể đạt hiệu suất vượt trội trên dữ liệu lịch sử đơn thuần do sự may mắn ngẫu nhiên, nhưng lại thất bại hoàn toàn khi gặp các điều kiện thị trường khác biệt trong tương lai.

video-image

Truy Cập Miễn Phí Thư Viện Bot Tín Hiệu Giao Dịch Tự Động

Được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia từ QMTrade và cộng đồng nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Truy cập ngay!