20/04/2024
4,348 lượt đọc
Mẫu hình cốc và tay cầm (Cup and Handle) là một kiểu mẫu hình biểu đồ được giới thiệu bởi William J. O’Neil trong cuốn sách “How to Make Money in Stocks” vào năm 1988. Mẫu hình này có hình dáng giống như chiếc cốc với phần đáy tròn như chữ U và một tay cầm nhỏ hơi lệch.
Mẫu hình này thường xuất hiện khi thị trường đang trong một xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng và báo hiệu sự tiếp tục của xu hướng đó. Khi mẫu hình Cốc và Tay Cầm hình thành, mẫu hình này đánh dấu một giai đoạn củng cố, nơi giá không tăng hoặc giảm đáng kể mà đi ngang. Sau giai đoạn này, khi giá phá vỡ khỏi “tay cầm” của mẫu hình và tăng lên, điều này cho thấy xu hướng tăng giá trước đó sẽ tiếp tục mạnh mẽ. Nhà đầu tư có thể sử dụng tín hiệu từ mẫu hình này để đưa ra quyết định mua vào hoặc bán ra, tùy theo xu hướng chính của thị trường.
Để xác định điểm thoát thị trường, nhà đầu tư tính giá mục tiêu cho mẫu hình cốc và tay cầm bằng cách cộng chiều cao của mẫu hình (chênh lệch giữa điểm cao nhất và đáy của cốc) với giá ở mép cốc bên phải. Động thái xác nhận là khi cổ phiếu vượt qua giá đột phá trên mép cốc bên phải.
Biểu đồ minh họa mẫu hình cốc và tay cầm
Để hạn chế tổn thất tiềm năng khi giá đột nhiên đi theo hướng ngược lại, xem xét đặt một lệnh dừng bán ở hoặc dưới giá đột phá.
Mẫu hình cốc và tay cầm được hình thành khi giá của một chứng khoán ban đầu giảm xuống và sau đó tăng lên để tạo thành hình dạng giống như chữ “U” tròn (1, 2, 3 còn được gọi là Cốc). Khi nó tạo thành mép cốc bên phải, đặc trưng bởi 1 sự giảm giá ngắn, tương tối thẳng (từ 3 đến 4) tạo nên “Tay cầm”.
Tay cầm giảm giá được hình thành do áp lực bán gia tăng khi chứng khoán thử nghiệm mức cao của nó tại mép cốc bên phải. Khi khi những người bán từ bỏ, chứng khoán có tiềm năng để phá vỡ lên phía trên.
Phần cốc:
Phần tay cầm:
Hình minh họa mẫu hình cốc và tay cầm
Biều đồ minh họa mẫu hình cốc và tay cầm
Cách 1. Nhà đầu tư vào lệnh tại vùng hỗ trợ của tay cầm
Đây là cách giao dịch an toàn, bởi nhà đầu tư sẽ chờ đợi giá quay lại và kiểm định (test) vùng hỗ trợ cũ của phần tay cầm trước khi bật tăng và phá vỡ đỉnh của cốc. Giả sử giá ở vùng tay cầm là khoảng 30-31, bạn sẽ vào lệnh ở mức giá này.
Nguy cơ là nếu giá không quay lại mà trực tiếp phá vỡ đỉnh cốc và tiếp tục tăng, nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ một phần lợi nhuận do vào lệnh muộn.
Cách 2: Vào lệnh tại đáy của tay cầm
Đây là cách có thể mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng cũng chứa đựng rủi ro cao. Nhà đầu tư sẽ vào lệnh ngay tại vùng được coi là đáy của tay cầm mà không cần chờ đợi tín hiệu phá vỡ đỉnh cốc để xác nhận mẫu hình.
Lợi ích: Nếu mẫu hình diễn biến đúng như dự đoán và giá bắt đầu tăng mạnh, nhà đầu tư sẽ thu được toàn bộ lợi nhuận từ động thái này.
Phương pháp này phù hợp với nhà đầu tư có kinh nghiệm và sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm cao, bởi vì nếu giá không hồi phục mà tiếp tục giảm, nhà đầu tư có thể gặp thua lỗ.
0 / 5
RSI (Relative Strength Index) là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến, giúp các nhà giao dịch xác định các điểm đảo chiều tiềm năng và đưa ra quyết định giao dịch thông minh hơn.
Trong phân tích kỹ thuật, biểu đồ nến là một trong những công cụ phổ biến nhất mà các nhà giao dịch sử dụng để xác định xu hướng, sự biến động giá và các điểm vào/ra giao dịch tiềm năng. Trong số các loại mô hình nến, nến Bullish Marubozu được coi là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy động lực thị trường đang nghiêng về phía người mua. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về mẫu nến Bullish Marubozu, cách nó được hình thành, ý nghĩa, và cách các nhà giao dịch có thể tận dụng nó để đạt lợi thế trên thị trường.
Trong thị trường chứng khoán, việc nhận biết các tín hiệu đảo chiều là một trong những kỹ năng quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định kịp thời, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Các mẫu nến đảo chiều mạnh không chỉ là công cụ phân tích kỹ thuật hữu ích mà còn là "kim chỉ nam" để dự đoán sự thay đổi xu hướng giá. Dựa vào các mô hình nến này, nhà đầu tư có thể nhận diện thời điểm thị trường sắp tăng hoặc giảm, từ đó xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện backtest một chiến lược giao dịch đơn lẻ hoặc toàn bộ danh mục đầu tư, nhiều nhà giao dịch mắc phải những sai lầm phổ biến. Những lỗi này có thể dẫn đến kết quả backtest không chính xác và khiến chiến lược thất bại khi áp dụng vào thị trường thực tế. Dưới đây là 6 lỗi phổ biến nhất và các cách để tránh chúng, có bổ sung ví dụ và bảng minh họa.
Trong giao dịch, việc backtest một chiến lược là bước đầu tiên để đánh giá tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào một kết quả backtest tốt để quyết định áp dụng vào thực tế là một sai lầm phổ biến và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một chiến lược có thể đạt hiệu suất vượt trội trên dữ liệu lịch sử đơn thuần do sự may mắn ngẫu nhiên, nhưng lại thất bại hoàn toàn khi gặp các điều kiện thị trường khác biệt trong tương lai.
Mô phỏng Monte Carlo là một trong những công cụ thống kê quan trọng giúp phân tích và đo lường rủi ro của chiến lược giao dịch. Được ứng dụng rộng rãi trong tài chính, phương pháp này giúp các nhà giao dịch dự đoán các kịch bản có thể xảy ra trên thị trường, từ đó xây dựng các chiến lược có khả năng ứng dụng thực tế cao.
Được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia từ QMTrade và cộng đồng nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Truy cập ngay!