25/08/2024
585 lượt đọc
Phạm vi thực trung bình (ATR) là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng trong thị trường tài chính để đo lường sự biến động. Vậy chỉ báo ATR được hiểu thế nào? Hãy cùng QM Capital tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Chỉ báo ATR (hay còn gọi là Chỉ báo Khoảng Dao động trung bình thực tế) đo lường sự biến động của thị trường bằng cách phân tích toàn bộ phạm vi giá tài sản trong giai đoạn đó.
Chỉ báo được chuyên gia kỹ thuật thị trường J. Welles Wilder Jr. giới thiệu trong cuốn sách New Concepts in Technical Trading Systems của ông.
Các nhà giao dịch có thể sử dụng các khoảng thời gian ngắn hơn 14 ngày để tạo ra nhiều tín hiệu giao dịch hơn, trong khi các khoảng thời gian dài hơn có khả năng tạo ra ít tín hiệu giao dịch hơn.
Chỉ báo ATR được tính theo các bước sau:
Bước 1: Tính True Range (TR)
True Range là giá trị lớn nhất trong 3 giá trị sau:
Bước 2: Tính ATR đầu tiên
Chỉ báo ATR được tính theo chu kỳ 14 phiên tùy thuộc theo khung thời gian giao dịch. ATR đầu tiên được tính theo công thức:
Công thức tính ATR đầu tiên
Trong đó:
Bước 3: Tính ATR
ATR = [(ATR đầu tiên x 13) + TR Hiện tại] / 14
Trên thực tế, các nền tảng giao dịch đều có cài đặt sẵn tính toán chỉ báo ATR. Nhà đầu tư có thể dễ dàng sử dụng để phân tích và tiến hành giao dịch.
Ví dụ: Chỉ báo ATR có thể dễ dàng được sử dụng trên giao diện QMTrade
Ví dụ chỉ báo ATR
Đo độ mạnh của biến động
Nếu giá trị ATR tăng dần lên, biến động của giá sẽ mạnh lên. Điều này đồng nghĩa với việc xu hướng giá sẽ đi mạnh dù là đi lên hay đi xuống. Nhưng nếu ATR giảm, giá có xu hướng đi ngang.
Như vậy, dựa vào ATR, nhà đầu tư có thể ra quyết định giao dịch phù hợp hơn. Theo đó, nhà đầu tư nắm được sức mạnh của thị trường và thời điểm đảo chiều của xu hướng giá.
Đặt điểm cắt lỗ
Nhà đầu tư có thể sử dụng ATR để xác định khoảng an toàn của giá để đặt điểm cắt lỗ. Quy tắc để xác định nhu sau:
Tuy nhiên cần lưu ý, chỉ báo ATR không cho dự báo cụ thể về tương lai của giá cổ phiếu. Nó chỉ đo lường mức độ biến động của giá để nhận biết thị trường.
Nhà đầu tư có thể dựa vào biến động của thị trường để linh hoạt xác định các điểm cắt lỗ và chốt lời khi giao dịch. Căn cứ vào ATR, những thông tin về giá cả cũng như xu hướng của thị trường được dễ dàng xác định và phân tích.
Chỉ báo ATR có thể trợ giúp nhà đầu tư xác định điểm đảo chiều của giá. Nếu ATR quá cao, nó cho thấy có sự biến động mạnh và giá không thể giữ nguyên xu hướng hiện tại. Đặc biệt nếu ATR > 70%, khả năng giá đảo chiều sẽ cao hơn.
Tạm kết
Trên đây là những thông tin nhà đầu tư cần biết về chỉ báo ATR. Đây là một công cụ phân tích thị trường tốt để hỗ trợ ra quyết định giao dịch. Đừng quên tiếp tục theo dõi DNSE để biết thêm nhiều thông tin đầu tư bổ ích nhé!
📌 Hãy xây dựng và kiểm thử chiến lược giao dịch của bạn trên nền tảng QMTrade trước khi sử dụng tiền thật để tránh những rủi ro không đáng có.
Trải nghiệm tính năng tại: QMTRADE
0 / 5
Trong phân tích kỹ thuật, biểu đồ nến là một trong những công cụ phổ biến nhất mà các nhà giao dịch sử dụng để xác định xu hướng, sự biến động giá và các điểm vào/ra giao dịch tiềm năng. Trong số các loại mô hình nến, nến Bullish Marubozu được coi là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy động lực thị trường đang nghiêng về phía người mua. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về mẫu nến Bullish Marubozu, cách nó được hình thành, ý nghĩa, và cách các nhà giao dịch có thể tận dụng nó để đạt lợi thế trên thị trường.
Trong thị trường chứng khoán, việc nhận biết các tín hiệu đảo chiều là một trong những kỹ năng quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định kịp thời, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Các mẫu nến đảo chiều mạnh không chỉ là công cụ phân tích kỹ thuật hữu ích mà còn là "kim chỉ nam" để dự đoán sự thay đổi xu hướng giá. Dựa vào các mô hình nến này, nhà đầu tư có thể nhận diện thời điểm thị trường sắp tăng hoặc giảm, từ đó xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện backtest một chiến lược giao dịch đơn lẻ hoặc toàn bộ danh mục đầu tư, nhiều nhà giao dịch mắc phải những sai lầm phổ biến. Những lỗi này có thể dẫn đến kết quả backtest không chính xác và khiến chiến lược thất bại khi áp dụng vào thị trường thực tế. Dưới đây là 6 lỗi phổ biến nhất và các cách để tránh chúng, có bổ sung ví dụ và bảng minh họa.
Trong giao dịch, việc backtest một chiến lược là bước đầu tiên để đánh giá tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào một kết quả backtest tốt để quyết định áp dụng vào thực tế là một sai lầm phổ biến và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một chiến lược có thể đạt hiệu suất vượt trội trên dữ liệu lịch sử đơn thuần do sự may mắn ngẫu nhiên, nhưng lại thất bại hoàn toàn khi gặp các điều kiện thị trường khác biệt trong tương lai.
Mô phỏng Monte Carlo là một trong những công cụ thống kê quan trọng giúp phân tích và đo lường rủi ro của chiến lược giao dịch. Được ứng dụng rộng rãi trong tài chính, phương pháp này giúp các nhà giao dịch dự đoán các kịch bản có thể xảy ra trên thị trường, từ đó xây dựng các chiến lược có khả năng ứng dụng thực tế cao.
Trong quá trình thực hiện backtest một chiến lược giao dịch đơn lẻ hoặc toàn bộ danh mục đầu tư, nhiều nhà giao dịch mắc phải những sai lầm phổ biến. Những lỗi này có thể dẫn đến kết quả backtest không chính xác và khiến chiến lược thất bại khi áp dụng vào thị trường thực tế. Dưới đây là 6 lỗi phổ biến nhất và các cách để tránh chúng, có bổ sung ví dụ và bảng minh họa.
Được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia từ QMTrade và cộng đồng nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Truy cập ngay!